Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Phong Thủy Cách bố trí bàn thờ tổ tiên khoa học hợp phong thủy

Phong Thủy

Cách bố trí bàn thờ tổ tiên khoa học hợp phong thủy

20-02-2020

Bàn thờ gia tiên có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi gia đình người Việt. Sự bài trí sắp xếp vì thế cần tuân theo nguyên tắc riêng chứ không được tùy tiện. Cách bài trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng theo phong thủy, theo tuổi gia chủ cần rất chú ý. Hướng dẫn về cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy dưới đây của Sieunhanh.com sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp đúng nhất cho không gian đặc biệt này. Cùng tham khảo ngay nhé.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-1

1. Cách đặt bàn thờ theo phong thủy

Bàn thờ trong gia đình thường được đặt ở một phòng riêng, vị trí cao, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên. Cách bày trí bàn thờ theo phong thủy cần lưu ý khi đặt như sau: Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam; không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc; không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.

Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ… Bày trí bàn thờ đối diện cửa ra vào, nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là cách bài trí tốt về phong thủy. Không gian phòng thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm. Nên sơn các màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,… tránh các màu sặc sỡ.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên cần chú ý cách bày trí vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ gia tiên cần sắp xếp như sau: Bát hương chính là đồ vật cần thiết nhất trên bàn thờ và cách đặt bát hương tốt nhất với số lẻ 3, 7 và 12. Bày trí bàn thờ  cần lưu ý dùng tro sạch được đốt từ rơm rạ thơm để đầy bát hương. Cốt bát hương có túi giấy nhỏ ghi tên, tuổi năm sinh. Cây vàng khối đặt trên bàn thờ cần thấp hơn bát hương. Lọ đựng hương gia chủ nên đặt về phía bên phải bàn thờ. Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-2

1.1 Khám thờ

Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ. Thường khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường. Khám thờ sẽ có cấu tạo thêm phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Đối với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời thì khám thờ là một phần đặc biệt quan trọng.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-3

1.2 Ngai thờ (ỷ thờ)

Là một phần thay thế cho khám thờ. Bởi như đã nói, khám thờ khá cầu kỳ và chỉ thường có trong những gia đình gia phả lớn. Vì thế hiện nay người ta thường thay thế bằng ngai thờ nhỏ gọn, bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ). 

1.3 Ảnh thờ 

Hình ảnh của người mất trong gia đình sẽ được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Theo đó hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái, người phụ nữ phía phải, tuy nhiên đó là xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ, tức là từ phía trong nhìn ra.

1.4 Đèn Thái Cực

Tiếp theo là đèn thái cực thường được đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Quan niệm cho rằng đèn này phải luôn cháy sáng. Chính vì đó mà hiện nay người ta chuộng dùng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo an toàn. Lưu ý nên chọn đèn sáng vừa đủ, nên đỏ hoặc vàng yếu, không nên sáng chói.

1.5 Bộ đỉnh hương

Thường sẽ có 3 phần, lư đồng ở trung tâm kèm với hai nến đồng hai bên, hoặc thay bằng 2 con hạc. Bộ phận này dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu cảm thấy không cần thiết thì không có cũng không sao.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-4

1.6 Bình hoa và mâm quả

Nhìn từ ngoài vào, thì bình hoa tươi sẽ cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ, cụ thể như trong hình.

1.7 Cặp chân nến (hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi)

Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng

1.8 Bát hương

Một bộ phận quan trọng khi di chuyển bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương vì đó là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Số lượng bát hương ngày xưa thường là số lẻ, phục vụ cho việc thờ cúng các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-5

1.9 Ba chén nước

Thường đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Ba chén nước này sẽ để ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương.

2. Hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo tuổi cần chú ý tuổi của gia chủ. Bàn thờ thuộc âm tính và mang tính chất hướng nội, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi hướng này tượng trưng cho mặt trời mọc.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-6

Các tuổi Thân (Khỉ), Tí (Chuột), Thìn (Rồng) nên đặt phương vị đặt khám thờ, bàn thờ là cung Thìn (hướng Đông Nam), cung Tí (hướng Bắc), cung Mão (hướng Đông). Các tuổi Hợi, Mão, Mùi thì phương vị đặt bàn thờ, khám thờ là cung Mùi, cung Tí, cung Mão. Các tuổi Tị, Dậu, Sửu nên lựa chọn phương vị đặt bàn thờ là các cung Sửu (hướng Bắc), cung Mão (hướng Đông).

3. Có nên bài trí bàn thờ trong phòng khách?

Hiện nay, rất nhiều gia đình sống tại chung cư Thủy Nguyên, Hải Phòng nên việc đặt bàn thờ trong phòng khách là hoàn toàn được. Việc bài trí đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí nào trong phòng khách hết sức quan trọng, cần được tính toán một cách kĩ càng. Đặt bàn thờ cần tuyệt đối cần tránh việc đặt dưới xà nhà, gầm cầu thang, cạnh nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp bởi luồng uế khí rất mạnh, không tốt cho nơi thờ tự.

Nếu diện tích ngôi nhà hay căn hộ chung cư của bạn quá nhỏ bạn có thể bài trí bàn thờ trên hành lang hoặc lối dẫn phòng khách sang các phòng khác, vừa giúp tiết kiệm diện tích lại vừa hợp phong thủy.

cach-bo-tri-ban-tho-to-tien-khoa-hoc-hop-phong-thuy-7

4. Những lưu ý khi đặt bàn thờ gia tiên trong nhà

  • Vì ý nghĩa thiêng liêng của bàn thờ mà bạn không nên kê ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh  hoặc những nơi bẩn. Đồng thời cũng kiêng bàn thờ đặt phía dưới nhà vệ sinh (nếu nhà có nhiều lầu) 
  • Bàn thờ gia tiên nên đặt ở đâu yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào. Có thể xây hẳn phòng thờ riêng, hoặc đặt ở tầng cao nhất trong nhà ở Tiên Lãng, Hải Phòng
  • Tránh bàn thờ có hướng thẳng với cửa ra vào hoặc cửa sổ, vì theo quan niệm sẽ làm hao khí, hạn chế may mắn của chủ nhà. Nếu nhà quá nhỏ và bàn thờ đã hướng trực tiếp ra lối đi, thì nên che rèm hoặc bình phong để tách biệt không gian thờ cúng. 
  • Không bố trí bàn thờ ở trước phòng ngủ, hoặc nhìn thẳng về phía phòng ngủ vì như vậy mang ý nghĩa bất kính với tổ tiên.
  • Không để gương phản chiếu ở trước bàn thờ.

Hy vọng với các hướng dẫn chi tiết về cách bài trí bàn thờ gia tiên nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng truyền thống của dân tộc ta, từ đó giúp cho bạn có cách bài trí, sắp xếp phù hợp khoa học nhất. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo trên Sieunhanh.com nhé!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png