Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Cách tính lương hưu cụ thể nhất? Ví dụ minh họa điển hình

Kinh nghiệm làm việc

Cách tính lương hưu cụ thể nhất? Ví dụ minh họa điển hình

17-12-2019

Lợi ích thiết thực của việc tham gia bảo hiểm của người lao động là có một khoản thu nhập khi về già. Sang năm 2020, sẽ thay đổi nhiều chính sách bảo hiểm liên quan đến chế độ hưu trí, do đó cách tính lương hưu cũng có một số thay đổi. Bài viết sau Sieunhanh.com xin hướng dẫn cách tính lương hưu theo quy định mới nhất 2020. Xin mời quý độc giả chú ý theo dõi.

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-0

1. Khái quát về lương hưu

Lương hưu còn có tên gọi khác là tiền hưu trí, chỉ các khoản tiền mà doanh nghiệp và xã hội chi trả cho người lao động sau khi về hưu. Tùy thuộc vào đặc thù và tính chất riêng của từng nghề nghiệp khác nhau mà lương hưu có thể được chi trả 1 lần hoặc hàng tháng theo quy định của nhà nước. Tiền hưu trí có thể được lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước chi trả hoặc cũng có thể từ quỹ hưu trí do các công ty bảo hiểm tư nhân thanh toán cho người lao động.

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-1

2. Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động

Theo quy định của điều 54 thuộc Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ được hưởng lương hưu trong trường hợp đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và nằm trong số các trường hợp kể sau:

  • Lao động từ đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
  • Lao động từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ; đồng thời có đủ 15 năm làm các công việc nặng nhọc hoặc độc hại và có tính chất nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm; những nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên.
  • Lao động trong độ tuổi từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà trong số đó có đủ 15 năm làm các công việc liên quan tới khai thác than trong hầm lò nguy hiểm, độc hại theo quy định.
  • Người lao động bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp dẫn tới bị nhiễm HIV/AIDS.

Bạn có thể xem thêm>>> 1000+ việc làm xuân thới thượng mới nhất

3. Cách tính lương hưu

Nhìn chung, theo thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành thì cách tính lương hưu mới nhất sẽ được xác định theo công thức:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-2

3.1 Tỷ lệ hưởng lương hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ có sự khác biệt giữa các thời điểm về hưu của người lao động. Cụ thể là:

  • Đối với người lao động về hưu trước ngày 1/1/2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cách tính lương hưu 2018 trở về trước mà mới nhất là cách tính lương hưu 2017: 

Với nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%

Với nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%

  • Đối với người lao động về hưu bắt đầu từ ngày 1/1/2018 trở đi thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo cách tính lương hưu sau năm 2018 mà mới nhất hiện nay là cách tính lương hưu 2019. Cụ thể là:

Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%

Đối với nam:

  • Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.

3.2 Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính theo cách tính lương hưu từ 2018 theo công thức:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng mà người lao động đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

Với từng mốc thời gian người lao động bắt đầu tham gia BHXH khác nhau thì cách tính T cũng sẽ khác nhau và được xác định theo quy chuẩn sau:

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-3

  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được xác định là thương số giữa tổng số tiền lương tháng đóng BHXH chia cho tổng số tháng đóng BHXH trên thực tế. 

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-4

  • Trường hợp người lao động nằm trong cả 2 trường hợp kể trên, nghĩa là thời gian đóng BHXH theo tiền lương hàng tháng vừa do người sử dụng lao động quyết định lại vừa do Nhà nước quy định thì công thức tính sẽ thay đổi như sau:

cach-tinh-luong-huu-cu-the-nhat-vi-du-minh-hoa-dien-hinh-5

Như vậy, người lao động có thể căn cứ vào tình hình thực tế của mình để xác định tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH một cách chính xác, từ đó dễ dàng tính toán được mức lương hưu mà mình được hưởng theo quy định. 

Tham khảo thêm>>> Tuyển sinh minh hưng chơn thành mới nhất

4. Ví dụ cách tính lương hưu

Ví dụ 1:

Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 4 tháng đóng BHXH, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

  • 15 năm đầu được tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
  • 4 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
  • Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
  • Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%.

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ 2:

Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 1/2019 khi đủ 50 tuổi một tháng, có 28 năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

  • 15 năm đầu được tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
  • Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
  • Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi một tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

Ví dụ 3:

Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

  • Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.
  • 16 năm đầu tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;
  • Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.
  • Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 7 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 5 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cách tính lương hưu trong từng trường hợp mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã biết cách xác định chính xác mức lương hưu được hưởng cho mình và người thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những bản tin tiếp theo của Sieunhanh.com!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png