Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Cách xử lý nhân viên đi làm muộn

Kinh nghiệm làm việc

Cách xử lý nhân viên đi làm muộn

21-01-2020

Sự chậm trễ giờ giấc làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của công ty. Là Quản lý trực tiếp, bạn đã có cách xử lý nhân viên đi làm muộn “hợp tình, hợp lý”? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu phương pháp quản lý dành cho những nhân sự thường xuyên đi làm muộn nhé.
 

cach-xu-ly-nhan-vien-di-lam-muon-1

Đừng tính toán chi li mà hãy quan sát một cách tinh tế

Bực tức, chỉ trích công khai là tâm lý thường thấy của các nhà lãnh đạo khi phát hiện nhân viên của mình lặp đi lặp lại tình trạng đi trễ. Phản ứng như vậy cũng dễ hiểu thôi bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cả tập thể. Nhưng hãy nhớ rằng, việc bạn theo dõi gắt gao, khó tính với kiểu nhân viên này chỉ khiến họ có cái nhìn xấu về bạn: “Sếp là người chi li quản lý nhân viên, sếp chú ý đến những điều nhỏ nhặt như vậy…”

Bạn không cần nói nhiều mà chỉ cần quan sát một cách tinh tế, chẳng hạn như đi ngang qua bàn làm việc của họ và nói “chào buổi sáng”, chắc chắn là họ sẽ tự ý thức được rằng sếp đang chú ý đến sự xuất hiện của họ ở công ty. Cách xử lý nhân viên đi trễ nhẹ nhàng này sẽ giúp cho cấp dưới hiểu được tính đúng giờ này là điều vô cùng quan trọng và sẽ khắc phục.

Lắng nghe và cảm thông

Lắng nghe và cảm thông là “chìa khóa vàng” giúp sếp “lấy lòng” nhân viên của mình. Trước những vấn đề nảy sinh trong công việc, sếp cần phải tìm hiểu và xử lý một cách “mềm dẻo” và tinh tế thì mới “thu phục” được “lòng dân”. Xét về góc nhìn, sếp đánh giá và nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh “nhân tố con người”, xem xét về bản thân nhân viên đó không quan tâm đến công việc hay không có động cơ làm việc,…, mặt khác nhân viên lại vướng phải những “tác động ngoại cảnh” như tắc đường, xe hư,… Việc lắng nghe và cảm thông sẽ giúp sếp biết - hiểu “nhân tố hoàn cảnh” nào dẫn đến việc nhân viên đi trễ, từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Bởi áp lực cuộc sống khiến mỗi người phải “loay hoay” trong guồng quay giữa công việc và gia đình, đôi khi khiến bạn mắc phải những lỗi mà mình không mong muốn. Tuy nhiên, việc đi trễ cần được chấn chỉnh kịp thời để tạo nề nếp của công ty, việc mỗi cá nhân tự sắp xếp - quản lý thời gian cá nhân để tránh ảnh hưởng đến công việc một cách tốt nhất là điều nên làm và coi trọng.

Xem thêm thông tin việc làm tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Tập trung vào “nhân tố con người”

Sau khi sếp đã nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn “nhân tố ngoại cảnh” của nhân viên thì điều quan trọng và mấu chốt sau đó là sếp phải biết hướng nhân viên của mình tập trung vào “nhân tố con người”, thay vì những thay đổi của ngoại cảnh, nhằm mục đích nâng cao thái độ làm việc chăm chỉ của nhân viên, chấp hành - tuân thủ quy định, nguyên tắc của công ty và đảm bảo duy trì - tăng năng suất hiệu quả công việc. Nhấn mạnh về hệ quả của việc nhân viên đó đi trễ mang lại hậu quả như thế nào, cần xử lý “dứt điểm” để tránh tình trạng “dèm pha”, bàn tán của những nhân viên khác. Bởi những yếu tố tiêu cực đều mang tính chất dễ dàng “lan tỏa” và “lây truyền” với tốc độ nhanh và phạm vi rộng, cần chú trọng “nhân tố con người” với tinh thần làm việc nghiêm túc và kỷ luật trong môi trường “chuyên nghiệp”.

cach-xu-ly-nhan-vien-di-lam-muon-2

Cuộc họp thảo luận

Trên thực tế, số nhân viên đi làm muộn chỉ là một vài cá nhân đặc biệt, xảy ra với số lần thấp thì có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở, nặng hơn là khiển trách, cảnh báo, phê bình, ghi biên bản bổ sung vào hồ sơ cá nhân, nhưng nếu tỷ lệ khoảng 30% nhân lực của công ty đi muộn thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, cân nhắc để có sự điểu chỉnh khung giờ cho hợp lý. Tùy vào đặc điểm của từng khu vực, địa lý, thời điểm cụ thể mà có sự thống nhất chung của toàn thể nhân viên tại công ty, chẳng hạn xem xét các yếu tố như thời tiết vào đông, tránh “giờ cao điểm” rơi vào tình trạng tắc nghẽn giao thông,…, trong khuôn khổ vẫn đảm bảo số giờ làm việc mỗi ngày thì có thể bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng thay vì 8 giờ sáng. Cụ thể là những công ty chuyên ngành IT - thiết kế, đồ họa, “design” hay những công ty chuyên ngành kỹ thuật - xây dựng cần “di chuyển” như sửa chữa máy móc, giám sát công trình thi công … thì có thể linh động về mặt thời gian, không yêu cầu với số giờ làm là 8 giờ/ ngày, thay vào đó tăng ca, làm thêm để kịp tiến độ dự án. Dựa vào tính chất công việc từng bộ phận, từng phòng - ban, và từng nhóm với đặc thù riêng để có những cân nhắc xác đáng về giờ giấc, mà vẫn đảm bảo “chất lượng” công việc. Đây là lúc sếp thể hiện được sự sáng suốt của mình trong việc quản lý, đồng thời thể hiện sự quan tâm đến tình hình của nhân viên và là cơ hội xây dựng hình ảnh sếp tốt trong mắt họ, giải pháp và cách thức tiến hành hợp lý - hiệu quả vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa tăng “thiện cảm” của nhân viên đối với sếp của mình.

“Máy chấm công”

Xử lý nhân viên đi trễ là cả một nghệ thuật. Như đã nói, tùy thuộc vào tính chất công việc mà có sự “xoay chuyển” khung “giờ nghiêm” phù hợp, điều cốt lõi là phải đảm bảo hạn “deadline”, tiến trình, hiệu quả và năng suất công việc. Bên cạnh đó, do đặc điểm mô hình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp sẽ có những chính sách nhân sự tương ứng, một doanh nghiệp đề cao tinh thần tự giác thì không nên có những biện pháp quá “khắt khe” và quản lý “chặt chẽ”, còn đối với những công ty sản xuất theo “công nghệ dây chuyền” thì giờ giấc cần có sự chuẩn xác đến từng phút, đảm bảo kỷ luật và tiến độ công việc. “Máy chấm công” là giải pháp tối ưu cho việc kiểm tra, theo dõi, lưu giữ thời gian “check in” và “check out” của nhân viên, giúp bộ phận nhân sự tiết kiệm công sức - thời gian, giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu - tính toán.

Khen thưởng “đúng chỗ”

Sếp nên chú trọng đến nguyên tắc “bảo toàn nhân lực” trong việc sử dụng nhân tố “con người”, tức cần phải có sự điều chỉnh cân bằng giữa “cống hiến” và “thụ hưởng”. Có chê thì phải có khen thì mới kích thích được tinh thần phấn đấu, cầu tiến ở người khác. Đối với những nhân viên làm việc tăng ca, làm ngoài giờ, đạt thành tích tốt trong công việc thì cần có chế độ khen thưởng thích đáng. Từ đó, góp phần tạo “hiệu ứng tích cực” lan tỏa đến các nhân viên khác, xây dựng văn hóa “đảm bảo tính kỷ luật” trong công ty. Một tổ chức - tập thể muốn tồn tại và đứng vững thì điều kiện cần là mọi người phải nghĩ về nhau, nghĩ về người khác và điều kiện đủ là tính kỷ luật.

cach-xu-ly-nhan-vien-di-lam-muon-3

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Long Khánh, Đồng Nai

Cách xử lý nhân viên đi muộn của nhà quản lý là một trong những nghệ thuật quản trị nhân sự hiệu quả. Là sếp, bạn không chỉ vận hành hoạt động của công ty giỏi mà còn phải biết cách kết nối tập thể. Hy vọng những chia sẻ trên của Sieunhanh.com sẽ giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp làm nhà lãnh đạo của mình.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png