Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc CEO là gì? Vai trò của CEO

Kinh nghiệm làm việc

CEO là gì? Vai trò của CEO

16-12-2019

CEO là gì? CEO là người có vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào trong doanh nghiệp? Làm thế nào để trở thành một CEO tài ba, dẫn dắt toàn bộ công ty? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để hiểu rõ hơn về CEO nhé

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-1

CEO là gì ?

CEO trong tiếng anh là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành, nhưng hiện nay ở Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này. Vậy để hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Hay nói theo một cách ví von, thì CEO chính là người thuyền trưởng, bằng tất cả trí óc và sức lực của mình, dẫn dắt con tàu doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn sóng gió trên thương trường để cập bến thành công. Các công việc của CEO có thể chịu sử quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, tuy nhiên trong một số công ty thì CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-2

Công việc chính của một CEO chuyên nghiệp là gì?

  • Là người định hướng chiến lược và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn.
  • Là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của công ty và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.
  • Là người thiết lập hệ thống quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động của công ty.
  • Là người đứng đầu xây dựng văn hóa của công ty.
  • Là người quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự của công ty.
  • Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống còn của công ty thông qua quản lý tài chính (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi nhuận, đầu tư và thuế nhà nước).
  • Là người nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Và nhiều công việc khác...

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-3

Vai trò của một CEO?

  • Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khái những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
  • Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng văn hóa công ty.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-4

  • Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
  • Như vậy trên đây là tổng hợp những vai trò của CEO phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng việc làm có thể sẽ nhiều hơn.

Xem thêm 1000 việc làm tại Minh Hưng, Bình Phước

Những điều kiện cần và đủ để trở thành CEO chuyên nghiệp:

  • Kiến thức: Phải có kiến thức khoa học về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Quản lý công việc bao gồm 5 chữ C trong đó Country (luật pháp, văn hóa, lịch sử của một quốc gia), Company (văn hóa, lịch sử, nội qui, hệ thống và qui trình quản lý của công ty), Customer (hệ thống khách hàng, phân khúc khách hàng, ai là khách hàng của công ty), Consumer (đặc điểm tiêu dùng, đối tượng tiêu dùng ) và Competitor (đối thủ cạnh tranh là ai? như thế nào? đâu là đối thủ chính, đâu là đối thủ tiềm năng). Quản trị gồm 6 chữ P trong đó bao gồm People (quản trị con người), Process (qui trình, hệ thống quản lý), Product (sản phẩm), Place (phân phối bán hàng), Promotion (marketing, quảng bá, truyền thông, khuyến mãi), Price (giá cả). Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức khác như hiểu biết về tài chính, thuế, đầu tư, kiến thức tống quát về xã hội, lịch sử, địa lý và thông tin cập nhật toàn cầu.
  • Kỹ năng: Kỹ năng là những phần "mềm" của sự hiểu biết và rèn luyện đế hỗ trợ cho phần "cứng" kiến thức tích lũy được và vận dụng kiến thức thành công việc hành động cụ thể đế có hiệu quả. Những kỹ năng mà một CEO chuyên nghiệp cần có trong vai trò của mình như: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tố chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng) để cân bằng cuộc sống và công việc.

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-5

  • Thái độ: Một CEO giỏi và một CEO chuyên nghiệp có nhiều điểm khác biệt, vì một CEO giỏi có thể điều hành một công ty phát triển, lợi nhuận cao nhưng chưa chắc việc kinh doanh có ích cho xã hội và còn làm tổn hại đến xã hội (ví dụ như bột ngọt Vedan hoặc sữa nguồn gốc từ Trung Quốc có nhiễm melamine). Một CEO chuyên nghiệp không những giỏi về chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Nói tóm lại, yếu tố đạo đức trong quản trị và kinh doanh là kim chỉ nam đối với bất cứ CEO chuyên nghiệp trên toàn cầu.
  • Kinh nghiệm: Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình mà thôi. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công. Kinh nghiệm được phân tích, rút tỉa và đúc kết thành giá trị tri thức của mỗi nhà quản trị để trở thành CEO chuyên nghiệp. Và các CEO chuyên nghiệp thường biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những hành động tích cực trong công tác quản trị của mình, người ta gọi đó là thói quen tốt (habit). Đến đây chúng ta có thể đúc kết 4 yếu tố quan trọng cần có để trở thành một CEO chuyên nghiệp đó là K.A.S.H (Knowledge, Attitudes, Skills và Habit - Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và Thói quen tốt).
  • Tố chất: Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, chúng ta cũng cần quan tâm đến những tố chất cần thiết khác. Tố chất do bẩm sinh, nhưng cũng có thế do rèn luyện và học hỏi thường xuyên mà tạo nên:Chỉ số về IQ (Intelligent Quotient - chỉ số thông minh), Chỉ số EQ (Emotionnal Quotient - chỉ số minh cảm): Chỉ số thông minh là do bấm sinh, còn chỉ số minh cảm là do rèn luyện thường xuyên và sự trải nghiệm nhiều sẽ có. Trong quản trị, nhiều CEO cho rằng chỉ số minh cảm EQ cần thiết hơn là chỉ số IQ. Vì khi có chỉ số EQ cao, CEO sẽ có khả năng tư duy chiến lược một cách khoa học và logic, có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản lĩnh, dám làm dám chịu.

ceo-la-gi-vai-tro-cua-ceo-6

Hi vọng với những chia sẻ của Sieunhanh.com về CEO có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho câu hỏi “CEO là gì?” cũng như có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nghề CEO.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png