Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp

Kinh nghiệm làm việc

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp

07-05-2020

Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về chính sách sản phẩm nhé

chinh-sach-san-pham-cua-doanh-nghiep-1

Khái niệm sản phẩm là gì?

Theo Philip Kotler : “sản phẩm là bất cứ cái gì có thể được cung ứng , chào hàng cho một thị trường để tạo sự chú ý , mua hay tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó”.

Với quan điểm của Marketing hiện đại , sản phẩm của một công ty được tung ra thị trường khi họ đã tiến hành lựa chọn một phối thức sản phẩm là tổ hợp hữu cơ ba thuộc tính hỗn hợp: sản phẩm cốt lõi sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng.

  • Sản phẩm cốt lõi: khách hàng mua sản phẩm vì những lợi ích mà họ cho là có thể cảm nhận đựợctừ sản phẩm đó .Chức năng mà khách hàng trông đợi khi họ mua sản phẩm là để giải quyết  một nhu cầu của mình được gọi là sản phẩm cốt lõi.
  • Sản phẩm hiện hữu:  các bộ phận cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặt tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì và các thuộc tính khác phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cốt lõi cho khách hàng.
  • Sản phẩm gia tăng: ngoài các cấp độ nói trên, còn có cấp độ thứ 3 gọi là sản phẩm gia tăng. Sản phẩm gia tăng bao gồm tất cả các lợi ích và dịch vụ được cung cấp thêm, cho phép phân biệt sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác.

Xem thêm thông tin tuyển sinh tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp

Đối với chiến lược thâm nhập thị trường: 

Để tăng doanh số bán các sản phẩm hiện hữu trên thị trường hiện tại các công ty kinh doanh cần hoàn thiện cho sản phẩm củamình và kích thích gia tăng quyết định mua bằng cách chào hàng thêm những dịch vụ và lợi ích bổ trợ như: điều kiện giao hàng và thanh toán , bảo hành và lắp đặt sử dụng , dịch vụ trong sau bán để hình thành mức sản phẩm gia tăng cho các loại sản phẩm của công ty trước các đối thủ cạnh tranh , xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách hàng.

chinh-sach-san-pham-cua-doanh-nghiep-2

Đối với chiến lược phát triển sản phẩm: 

Công ty muốn tăng thị phần thì phải tung ra thị trường các sản phẩm mới. Loại hình này bao gồm việc thay thế hoặc tái sắp đặt hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại hoặc mở rộng tuyến sản phẩm.

Phát triển một sản phẩm riêng biệt:

Có 4 cách phát triển sản phẩm riêng biệt

  • Cải tiến tính năng sản phẩm:

Là việc tạo ra các sản phẩm mới bằng cách hoán cải hoặc bố trí lại các tính năng , nội dung sản phẩm hiện có làm tăng độ an toàn và tiện lợi cho sản phẩm .Việc cải tiến  các sản phẩm cho phép các sản phẩm mới có khả năng được chấp nhận nhanh hơn mà ít tốn kém về chi phí và thời gian.

  • Cải tiến chất lượng sản phẩm:

Mục tiêu của cách này là làm tăng độ  tin cậy, tốc độ, độ bền khẩu vị và các tính năng khác của sản phẩm. Doanh nghiệp bằng cách sán xuất sản phẩm với mức chất lượng khác nhau.

  • Cải tiến kiểu dáng:

Bằng cách thay đổi màu sắc sản phẩm, thiết kế bao bì, kết cấu sản phẩm.

  • Phát triển thêm mẫu mã sản phẩm:

Phát triển thêm các mẫu mã và kích thích sản phẩm khác nhau để tạo ra độ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn.

Phát triển cơ ngành hàng

Có 3 cách phát triển cơ ngành hàng:

  • Một là kéo dãn cơ cấu mặt hàng, bao gồm:
    • Kéo dãn xuống phía dưới: được thực hiện khi cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp đang ở đỉnh điểm của thị trường, khi đó doanh nghiệp phát triển mặt hàng lấp đầy khoảng chống của phân đoạn thị trường. Chiến lược này nhằm đề phòng sự cạnh tranh của đối thủ từ phần dưới thị trường của doanh nghiệp.
    • Kéo dãn lên trên: được thực hiện khi  cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp đang ở điểm dưới của thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp chưa thỏa mãn các nhu cầu của phần trên thị trường, khi đó doanh nghiệp phát triển để lấp đầy khoảng trống của phần trên thị trường đó.
    • Kéo dãn hai chiều: được thực hiện khi sản phẩm của doanh nghiệp đang ở khu vực giữa thị trường và chưa thỏa mãn nhu cầu của cả phần trên và phần dứới thị trường.
  • Hai là tăng thêm số danh mục mặt hàng hiện tại mục đích làm cho khách hàng thấy được cái mới khác biệt sản phẩm.
  • Ba là hiện đại cơ cấu mặt hàng, đưa các sản phẩm có sự điều chỉnh, đổi mới dáng và công nghệ, với cách thức này sẽ làm cho cơ cấu mặt hàng thích hợp hơn và kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm trong cơ cấu mặt hàng.

chinh-sach-san-pham-cua-doanh-nghiep-3

Đối với chiến lược phát triển đa dạng hóa:

Chiến lược này được thực hiện khi sản phẩm của công ty trên thị trường rơi vào giai đoạn bão hòa. Lúc này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tung ra sản phẩm mới sau:

  • Sản phẩm mới đối với thế giới: những sản phẩm mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới.
  • Chủng loại sản phẩm mới: Những sản phẩm mới cho phép công ty xâm nhập vào thị trường đã có sản phẩm đầu tiên.

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Bình Chánh, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về chính sách sản phẩm của doanh nghiệp rồi đúng không nào. Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png