Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Chức năng và nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp

Kinh nghiệm làm việc

Chức năng và nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp

03-04-2020

Hiện nay, khi nền kinh tế đang hội nhập, giao thương với nước ngoài, mở rộng các hoạt động kinh doanh hơn thì ngành nghề kế toán lại trở nên “được” ưu ái hơn bao giờ hết do vậy kế toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ và chức năng của phòng kế toán doanh nghiệp là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

chuc-nang-va-nhiem-vu-ke-toan-doanh-nghiep-1

Chức năng của phòng kế toán doanh nghiệp

  • Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
  • Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
  • Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
  • Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 6, TP.HCM

chuc-nang-va-nhiem-vu-ke-toan-doanh-nghiep-2

Nhiệm vụ của phòng kế toán doanh nghiệp

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phần hành kế toán khác nhau, nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:

  • Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.
  • Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ…
  • Thực hiện kế toán công nợ.
  • Thực hiện kế toán doanh thu 
  • Thực hiện kế toán chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,…)
  • Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính
  • Thực hiện kế toán hoạt động khác (hoạt động phúc lợi, quy trình đào tạo,…).

Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty

Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị .

Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:

  • Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.
  • Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)… áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.
  • Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt  đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

chuc-nang-va-nhiem-vu-ke-toan-doanh-nghiep-3

Xem thêm thông tin tuyển sinh tại Gò vấp, TP.HCM

Trên đây là tổng hợp của Sieunhanh.com về chức năng và nhiệm vụ của kế toán tổng hợp doanh nghiệp. Vị trí này không những mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nâng cao năng lực, trình độ. Chúc các bạn thành công trong con đường sự nghiệp của mình

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png