Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Đạo đức kinh doanh là gì? Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Kinh nghiệm làm việc

Đạo đức kinh doanh là gì? Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

21-02-2020

Nhiều doanh nghiệp gần như đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà quên mất yếu tố khách hàng, đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. Vậy đạo đức kinh doanh là gì? Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về đạo đức kinh doanh nhé

dao-duc-kinh-doanh-la-gi-chuan-muc-cua-dao-duc-kinh-doanh-1

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

dao-duc-kinh-doanh-la-gi-chuan-muc-cua-dao-duc-kinh-doanh-2

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Tính trung thực

  • Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. 
  • Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước.
  • Không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mĩ tục
  • Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng.
  • Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
  • Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô...

Tôn trọng con người

  • Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. 
  • Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng
  • Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.

Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Một vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức, vấn đề được tiếp cận từ góc độ đạo đức, là một hoàn cảnh, trường hợp, tình huống một cá nhân, tổ chức gặp phải những khó khăn hay ở tình thế khó xử khi phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí về sự đúng – sai theo cách quan niệm phổ biến, chính thức của xã hội đối với hành vi trong các trường hợp tương tự – các chuẩn mực đạo lý xã hội. Giữa một vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khác biệt rất lớn.

Sự khác biệt thể hiện ở chính tiêu chí lựa chọn để ra quyết định. Khi tiêu chí để đánh giá và lựa chọn cách thức hành động không phải là các chuẩn mực đạo lý xã hội, mà là “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương”, “sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ và năng suất”, hay “lợi nhuận tối đa” thì những vấn đề này sẽ mang tính chất kinh tế, nhân lực, kỹ thuật hay tài chính. Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn. Mâu thuẫn có thể xuất hiện trong mỗi cá nhân (tự – mâu thuẫn) cũng như có thể xuất hiện giữa những người hữu quan do sự bất đồng trong cách quan niệm về giá trị đạo đức, trong mối quan hệ hợp tác và phối hợp, về quyền lực và công nghệ. Đặc biệt phổ biến, mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến lợi ích.

Mâu thuẫn cũng xuất hiện ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhất là trong các hoạt động phối hợp chức năng. Khi đã xác định được vấn đề có chứa yếu tố đạo đức, người ta luôn tìm cách giải quyết chúng. Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết các vấn đề này thường kết thúc ở tòa án, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và phức tạp đến mức không thể giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan. Khi đó, hậu quả thường rất nặng nề và tuy có người thắng kẻ thua nhưng không có bên nào được lợi. Phát hiện và giải quyết các vấn đề đạo đức trong quá trình ra quyết định và thông qua các biện pháp quản lý có thể mang lại hệ quả tích cực cho tất cả các bên.

dao-duc-kinh-doanh-la-gi-chuan-muc-cua-dao-duc-kinh-doanh-3

Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh

Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của hoạt động quản lý và kinh doanh. Chúng là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh. Các doanh nghiệp  càng ngày càng nhận rõ vai trò và coi trọng việc xây dựng hình ảnh trong con mắt xã hội.

Để xây dựng “nhân cách” doanh nghiệp, các quyết định có ý thức đạo đức đóng vai trò quyết định. Việc nhận định vấn đề đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa các tác nhân (phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan) liên quan đến các vấn đề đạo đức trong một tình huống, hoạt động kinh doanh thực tiễn. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế có tác dụng giúp người phân tích dễ dàng nhận ra bản chất của những mối quan hệ cơ bản và những mâu thuẫn tiềm ẩn trong sự nhằng nhịt của các mối quan hệ phức tạp.

Việc nhận diện vấn đề đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc xử lý chúng. Nó là bước khởi đầu của quá trình “trị bệnh”. “Chẩn đúng bệnh, chữa sẽ dễ dàng. Để việc nhận diện các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến hành theo một trình tự các bước sau đây.

  • Thứ nhất là xác minh những người hữu quan. Đối tượng hữu quan có thể là bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn. Do họ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nên chỉ những đối tượng có khả năng gây ảnh hưởng quan trọng mới được xét đến. Cần khảo sát các đối tượng này về quan điểm, triết lý bởi chúng quyết định cách thức hành động, phản ứng của họ. Quan điểm và triết lý của một đối tượng hữu quan được thể hiện qua những đánh giá của họ về việc một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức.
  • Thứ hai là xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan thể hiện thông qua một sự việc, tình huống cụ thể. Ngoài quản lý có những mong muốn nhất định về hành vi và kết quả đạt được ở người lao động. Họ sử dụng những biện pháp tổ chức (cơ cấu quyền lực) và kỹ thuật (công nghệ) để hậu thuẫn cho người lao động trong việc thực hiện những mong muốn của họ trong một công việc, hoạt động, chương trình cụ thể. Ngược lại, người lao động cũng có những kỳ vọng nhất định ở người quản lý.
    • Những kỳ vọng này có thể là định hình những quy tắc hành động, chuẩn mực hành vi cho việc ra quyết định tác nghiệp, lợi ích riêng được thỏa mãn (hoài bão, cơ hội nghề nghiệp, sự tôn trọng, việc làm, thu nhập). Tương tự, người chủ sở hữu cũng đặt những kỳ vọng nhất định ở người quản lý (thường là các vấn đề về chiến lược, hoài bão, lâu dài), trong khi người quản lý cũng có những mong muốn cần thỏa mãn khi nhận trách nhiệm được ủy thác (danh tiếng, quyền lực, cơ hội thể hiện, thu nhập).
    • Như vậy, mỗi đối tượng có thể có những mối quan tâm và mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở những đối tượng liên quan khác trong cùng một sự việc. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng đối với nhau không mâu thuẫn hoặc xung đột, cơ hội để nảy sinh vấn đề đạo đức là hầu như không có. Ngược lại, nếu mối quan tâm và mong muốn ở nhau không thể hài hòa, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. Cần lưu ý, các đối tượng cũng có thể tự – mâu thuẫn nếu các mối quan tâm và mong muốn là không thống nhất hay không thể dung hòa được với nhau.
  • Thứ ba là xác định bản chất vấn đề đạo đức. Việc xác định bản chất vấn đề đạo đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn. Do mâu thuẫn có thể thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sâu khi xác minh mối quan hệ giữa những biểu hiện này.

dao-duc-kinh-doanh-la-gi-chuan-muc-cua-dao-duc-kinh-doanh-4

Tham khảo thông tin tuyển dụng tại Lê Chân, Hải Phòng

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về đạo đức kinh doanh hi vọng các bạn đã hiểu thêm về đạo đức kinh doanh và những sự cần thiết của đạo đức kinh doanh. Chúc các bạn luôn thành công trong sự nghiệp của mình

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png