Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Đầu tư quốc tế là gì? Đặc điểm của đầu tư quốc tế

Kinh nghiệm làm việc

Đầu tư quốc tế là gì? Đặc điểm của đầu tư quốc tế

29-04-2020

Đầu tư quốc tế là một chiến lược đầu tư liên quan đến việc lựa chọn các công cụ đầu tư toàn cầu để đa dạng hóa và phân tán rủi ro đầu tư giữa các thị trường và công ty nước ngoài. Vậy đầu tư quốc tế là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

dau-tu-quoc-te-la-gi-dac-diem-cua-dau-tu-quoc-te-1

Khái niệm đầu tư quốc tế

Tại hội thảo của Hiệp hội Luật quốc tế ở Hen xinh ki (Phần Lan năm 1966, ĐTNN được định nghĩa như sau: “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. Định nghĩa này chưa nêu được mục đích của đầu tư nước ngoài, mới chỉ đề cập đến một vế của hoạt động đầu tư đó là “sự di chuyển vốn” và “tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà liên bang Nga (4/7/91 quy định: “Đầu tư nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần mà người đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận”.

Định nghĩa này tương đối đầy đủ, chỉ rõ bản chất của đầu tư là thu lợi nhuận, tuy nhiên vẫn còn hạn chế có thể thấy ngay sau khi đọc Luật của Ucraina: “Đầu tư nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”.

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Nhà Bè, TP.HCM

Mục đích của đầu tư nước ngoài không chỉ thu lợi nhuận về cho chủ đầu tư mà còn nhằm cải thiện điều kiện sống, mang lại lợi ích chung cho toàn dân nước nhận đầu tư.

Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 qui định: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.

Tóm lại, có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư nước ngoài, có thể rút ra định nghĩa khái quát về hoạt động này như sau:

Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.

dau-tu-quoc-te-la-gi-dac-diem-cua-dau-tu-quoc-te-2

Đặc điểm của đầu tư quốc tế

Phương tiện đầu tư quốc tế có thể là tiền tệ, tài sản hữu hình (thiết bị, vật tư) hoặc tài sản vô hình (bằng sáng chế, bi quyết kĩ thuật, nhãn hiệu hàng hóa…).

Chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư quốc tế có thể là chính phủ, tổ chức quốc tế, công ty hoặc tập đoàn kinh tế (khu vực kinh tế tư nhân)

Quá trình đầu tư luôn có hai bên khác quốc gia: Bên đầu tư vốn (còn gọi là bên chủ đầu tư) và bên nhận vốn (còn gọi là bên nhận đầu tư).

Trong quá trình đầu tư, quyền sở hữu vốn luôn thuộc về chủ đầu tư của nước đầu tư, nhưng vốn được sử dụng tại nước nhận đầu tư.

Mục đích đầu tư nhằm mang lại những lợi ích kinh tế, hoặc thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội. Mức độ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên tùy thuộc vào các hình thức trao đổi do các bên lựa chọn. Mỗi một quá trình đầu tư quốc tế về vốn đều có thể được đánh giá trên các góc độ từ rộng đến hẹp: tác động đến nền kinh tế thế giới, tác động đến từng quốc gia, lợi ích của chủ sở hữu vốn.

Nguyên nhân

Quá trình đầu tư quốc tế xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau

Thứ nhất, có sự khác nhau về lợi thế của các yếu tố sản xuất ở từng nước.

Chủ đầu tư di chuyển vốn ra nước ngoài để khai thác lợi thế tại các nước nhận đầu tư với mục đích có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước. Đây là nguyên nhân quan trọng tác đông đến quyết định đầu tư của chủ đầu tư.

Thứ hai, có sự phù hợp về lợi ích của các bên tham gia đầu tư.

Bên chủ đầu tư tìm kiếm môi trường đầu tư có lợi, tránh hàng rào bảo hộ thương mại của bên nhận đầu tư khi cần khuếch trương sản phẩm, nâng cao uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng qui mô thị trường.

Bên nhận đầu tư cần vốn để đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời, mong muốn thu hút công nghệ mới, học tập kinh nghiệm quản lí kinh doanh tiên tiến thông qua đầu tư trực tiếp của các chủ đầu tư ở những nước có trình độ cao hơn.

Thứ ba, do thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của các tổ chức quốc tế (khu vực toàn cầu).

Vốn được huy động từ một số quốc gia này và đưa vào một số quốc gia khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức như: xây dựng công trình tầm cỡ quốc tế, giúp các nước nghèo vượt qua khó khăn về kinh tế - xã hội, giúp bảo vệ môi trường sống.

Các hình thức đầu tư quốc tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Tín dụng thương mại quốc tế

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

dau-tu-quoc-te-la-gi-dac-diem-cua-dau-tu-quoc-te-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 12, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã biết về đầu tư quốc tế cũng như những khái niệm liên quan rồi đúng không nào. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn phát triển thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png