Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Giao dịch viên là gì? Công việc của giao dịch viên

Kinh nghiệm làm việc

Giao dịch viên là gì? Công việc của giao dịch viên

17-12-2019

Giao dịch viên là gì? Công việc của 1 giao dịch viên ngân hàng là gì? Để trở thành một giao dịch viên bạn cần có những kỹ năng gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về giao dịch viên nhé

giao-dich-vien-la-gi-cong-viec-cua-giao-dich-vien-1

Giao dịch viên là gì?

Giao dịch viên ngân hàng là một nghề “Mặt hoa da phấn” tại ngân hàng, trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của khách hàng. Họ phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo… Trong xu hướng cạnh tranh khắc nghiệt thì các ngân hàng xây dựng hình ảnh của người giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh với các ngân hàng khác.

giao-dich-vien-la-gi-cong-viec-cua-giao-dich-vien-2

Các công việc Giao dịch viên phải làm ?

Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

  • Giao dịch viên là sẽ là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, do vậy GDV cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình, chu đáo từ phía giao dịch viên.
  • Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục dịch vụ đúng yêu cầu khách hàng muốn thực hiện.
  • Giới thiệu tư vấn các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.
  • Giải đáp các thắc mắc của khách hàng; trao đổi để hiểu được các nhu cầu của khách hàng đang cần để tư vấn các dịch vụ cần thiết.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng

Thực hiện thao tác nghiệp vụ

  • Thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền…
  • Thực hiện các giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy cho khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy trình, quy định của ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
  • Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.

giao-dich-vien-la-gi-cong-viec-cua-giao-dich-vien-3

Chăm sóc khách hàng

Quan tâm chăm sóc khách hàng giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng khiến khách hàng hài lòng tin tưởng và sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác tại ngân hàng hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới.

Các cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên ?

Những thuận lợi khi làm Giao dịch viên :

  • Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: thực tế cho thấy hiện nay tại các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là là những người trẻ đặc biệt là bộ phận giao dịch viên. Do vậy môi trường làm việc rất cởi mở, hòa đồng cho phép nhân viên có nhiều cơ hội sáng tạo, đóng góp và xây dựng. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ muốn tham gia làm việc tại môi trường ngân hàng.
  • Có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Giao dịch viên hàng ngày phải liên tục tiếp xúc, giao tiếp và xử lý nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là cơ hội để bạn có thể rèn luyên và nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với khách hàng.
  • Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: So với những doanh nghiệp khác thì có thể thấy mức lương và thưởng của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức thưởng của GDV còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.

giao-dich-vien-la-gi-cong-viec-cua-giao-dich-vien-4

Những áp lực mà Giao dịch viên thường gặp phải

  • Áp lực về thời gian, yêu cầu cẩn thẩn chính xác trong giao dịch: Vì các giao dịch liên quan đến tiền do vậy yêu cầu chính xác tuyệt đối trong giao dịch là điều rất quan trọng. Với số lượng khách hàng mỗi ngày rất đông do vậy GDV viên xử lý công việc nhanh nhưng phải đảm bảo chính xác.
  • Áp lực về doanh số: Tại các ngân hàng đều sử dụng các chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc. Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác nhau sẽ có những KPI khác nhau. Đối với GDV thì chỉ tiêu đặt ra về huy động vốn/ tháng hoặc số lượng KH vay…
  • Áp lực về trách nhiệm công việc: Giao dịch viên là người trực tiếp xử lí giao dịch với khách hàng do vậy việc phát sinh những tình huống rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, nhầm lẫn… khi gặp những rủi ro này hầu hết các Giao dịch viên phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra.

Xem thêm 1000 việc làm tại Hooc Môn, TP.HCM

Để trở thành một nhân viên ngân hàng cần trang bị những gì?

Kỹ năng

Mỗi giao dịch viên ngân hàng phải mang trong mình đầy đủ 5 kỹ năng sau:

  • Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập khi cần
  • Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt
  • Kỹ năng thiết lập mối quan hệ cá nhân với khách hàng một cách bền vững
  • Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý tình huống bất ngờ
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Phẩm chất

Bên cạnh những kỹ năng cần có thì những phẩm chất sau đây cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp nhân viên ngân hàng có thể bám trụ được lâu trong ngành này:

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Thích những công việc văn phòng, ít phải đi lại
  • Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
  • Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc.
  • Có thái độ cầu thị trong công việc
  • Kiến thức Nghiệp vụ

giao-dich-vien-la-gi-cong-viec-cua-giao-dich-vien-5

Ngoài kỹ năng và phẩm chất cần có thì kiếm thức chuyên môn là cơ sở để đánh giá bạn có thể trở thành một nhân viên giao dịch giỏi được hay không?  

  • Nắm bắt nền tảng cơ bản về tài chính, Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ
  • Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
  • Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ, Chi phí liên quan..
  • Chuyên môn: Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng kinh tế. Vị trí giao dịch viên không quá kén chuyên ngành học. Các bạn học kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…vẫn có thể thi và làm giao dịch viên.

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về giao dịch viên, hi vọng các bạn hiểu thêm về nghề này. Để trở thành 1 giao dịch viên ngân hàng thì bạn cần phải học rất nhiều, thường xuyên và liên tục. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể phát triển và vươn xa trong ngành nghề này được

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png