Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẹo Vặt Trong Nhà Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm của gỗ Veneer

Mẹo Vặt Trong Nhà

Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm của gỗ Veneer

12-10-2019

Gỗ Veneer là gì? Chúng có đặc tính ưu điểm và ứng dụng như thế nào trong nội thất? Các loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay là gì? Hôm nay hãy cùng Sieunhanh.com tìm hiểu về gỗ Veneer nhé.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-1

Gỗ veneer là gì

Gỗ veneer là loại gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer có độ dày mỏng khách nhau tùy vào nhu cầu người sử dụng, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ Veneer.

Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, HDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên đẹp và thẩm mỹ.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-2

Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chất liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục và sử dụng làm các sản phẩm phù hợp trong thiết kế nội thất. 

Đặc tính của gỗ Veneer

Bản thân Veneer được lạng ra từ gỗ tự nhiên chính vì vậy mang đầy đủ tính chất của cây chủ như: Óc chó, sồi, xoan đào,….. về màu sắc, độ bền.

Ngoài mang đầy đủ tính chất của gỗ tự nhiên(cây gốc), sau khi được lạng ra, gỗ thô sẽ được gia công, chế biến theo từng tiêu chuẩn đối với loại gỗ khác nhau. Nhằm loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ, vi khuẩn, tăng độ bền của gỗ với môi trường và các tác động từ bên ngoài.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-3

Có 3 loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay là gỗ Veneer xoan đào, sồi, cặm xe. Những loại gỗ Veneer nay có thể dán lên ván gỗ tự nhiên để tạo thành gỗ ghép phủ Veneer, hoặc dán lên gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ công nghiệp Veneer. Mỗi loại gỗ dán Veneer đều có những đặc điểm riêng.

Ứng dụng của gỗ Veneer

Gỗ Veneer được ứng dụng phổ biến để làm các sản phẩm nội thất gia đình như: tủ bếp, giường ngủ, cửa gỗ hoặc các đồ nội thất văn phòng cao cấp như bàn làm việc giám đốc, khung ghế giám đốc… và dần là sự lựa chọn thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang cạn kiệt.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-4

Quy trình  tạo ra gỗ Veneer

  • Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.
  • Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
  • Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo, dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.
  • Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. - Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-5

Lạng Veneer được tạo ra với nhiều loại vân gỗ bằng nhiều cách bóc khác nhau

  • Bóc khối phần tư(Rift Peeling)

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-6

  • Bóc lệch tâm (Stay-log peeling)

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-7

  • Bóc tròn(Rotary Peeling)

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-8

  • Lạng cắt phẳng(Flat Cut)

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-9

  • Lạng cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm(Flase quarter cut)

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-10

Các loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay

  • Gỗ Veneer xoan đào.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-11

  • Gỗ Veneer sồi.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-12

  • Veneer óc chó.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-13

Ưu điểm của gỗ Veneer

  • Dễ thi công.
  • Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
  • Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.
  • Bề mặt sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt.
  • Có thể điều chỉnh sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách để trang trí, tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ, kỹ thuật trên nền ván công nghiệp.
  • Gỗ Veneer có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng và đồ gỗ nội thất có giá trị khác nhau.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-14

Nhược điểm của gỗ Veneer

  • Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ Veneer không chịu được nước.
  • Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập quá mạnh.
  • Chỉ sử dụng được ở nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, ít bị di chuyển.

go-veneer-la-gi-uu-nhuoc-diem-cua-go-veneer-15

Với sự cạn kiệt dần về nguồn nguyên liệu cũng như các chính sách cấm khai thác gỗ tự nhiên  thì gỗ Veneer ngày càng được ưa chuộng của người tiêu dùng hiện nay. Hi vọng với chia sẻ của Sieunhanh.com về gỗ Veneer sẽ giúp bạn chọn được nội thất liên quan đến gỗ Veneer phù hợp với không gian nhà của mình. 

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png