Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Kế hoạch sản xuất là gì? Mục tiêu của kế hoạch sản xuất

Kinh nghiệm làm việc

Kế hoạch sản xuất là gì? Mục tiêu của kế hoạch sản xuất

15-05-2020

Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó cả nhà máy và toàn công ty sẽ phải chạy theo các kế hoạch được lập trước đó. Vậy kế hoạch sản xuất là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

ke-hoach-san-xuat-la-gi-muc-tieu-cua-ke-hoach-san-xuat-1

Kế hoạch sản xuất là gì

Kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, phương pháp lập và quản lý kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình từ đó tăng cao lợi nhuận. Vậy, kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó nhà máy/bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất. Bản kế hoạch này sẽ cho thấy được số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ thông thường là quý/lần

Xem thêm thông tin việc làm tại Quận Bình Tân, TP.HCM

Làm thế nào để lập kế hoạch sản xuất?

Để lập kế hoạch cho sản xuất, bộ phận sản xuất cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị và bộ phận bán hàng, hoặc kho… Khó khăn nhất là thống kê và phân tích. Bạn cần nắm được các dữ liệu về:

  • FC: Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng
  • PO( Purchase Order): Đơn đặt hàng
  • DO ( Delivery Order): Lịch giao hàng
  • Tồn kho: tồn thành phẩm, tồn bán thành phẩm , Sản xuất dở dang
  • Nguồn lực con người: Thông tin nhân sự, nhân công tham gia sản xuất tại nhà máy( Số lượng công nhân hiện thời có thể tham gia sản xuất sẽ tác động đến chất lượng và sản lượng sản xuất trong kỳ).
  • Nguồn lực máy móc: Công suất từng khâu sản xuất. Năng lực sản xuất của nhà máy như năng suất máy móc, thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại nhà máy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ kế hoạch.

Với một số thông tin trên bạn sẽ tính được:

  • Số lượng vật tư cần đặt thêm.
  • Liệu các đơn hàng có đáp ứng kịp không?
  • Cần tăng ca không? Tăng bao nhiêu giờ trong một tuần, ngày?
  • Bộ phận nào cần tăng ca cụ thể theo từng ngày…
  • KHSX cho từng xưởng, khâu, ca, …

Việc lập kế hoạch theo phương thức truyền thống như excel khiến doanh nghiệp lãng phí nhiều thời gian và nhân công trong việc thống kê dữ liệu từ các bộ phận khác. Do đó dẫn đến thời gian lập kế hoạch có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần điều này có thể dẫn đến chậm trễ giao hàng, lãng phí thời gian, và có thể có những sai sót.

Ngày nay với các yêu cầu khắt khe về mặt thời gian của khách hàng, doanh nghiệp không có nhiều thời gian để lên kế hoạch, sản xuất và giao hàng. Đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và lớn, hoạt động sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước, thì yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm đúng kế hoạch là điều rất cần thiết. Với sự hỗ trợ của phần mềm quản trị tổng thể (ERP) như phần mềm 3S ERP: chỉ cần 1 thao tác trên phần mềm bộ phận kế hoạch có thể có được bản kế hoạch chi tiết, rút ngắn tối đa thời gian tổng hợp thông tin, và  nâng cao hiệu suất công việc.

ke-hoach-san-xuat-la-gi-muc-tieu-cua-ke-hoach-san-xuat-2

Nội dung lập kế hoạch sản xuất

Mô tả sản phẩm và số lượng hàng hóa được mô tả từ góc độ sản xuất, hàng hóa được hoàn thành từ những chi tiết nào? Nguyên vật liệu cấu thành hàng hóa là gì? Các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, các quy trình để sản xuất hàng hóa

Số lượng sản phẩm dự định sản xuất

Phải biết cần sản xuất các sản phẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để cung ứng kế họach Marketing tiếp thị và tồn kho của doanh nghiệp.

Máy móc trang bị và nhà xưởng

Cần sử dụng những mẫu máy móc trang bị nào, công suất bao nhiêu, lấy đồ vật từ nguồn nào (có sẵn, nhập mới,…) cần nhà xưởng rộng bao nhiêu m2, sắp đặt như thế nào, dự án khấu hao nhà xưởng, vật dụng,… kế hoạch máy móc vật dụng và nhà xưởng cần được chuẩn bị riêng vì phần này sẽ tác động tới quyết định về các nguồn lực khác. Máy móc, thiết bị và nhà xưởng thường được đầu tư lớn vì thế dự án máy móc trang bị và nhà xưởng rất đáng quan tâm để xây dựng kế hoạch tài chính sau này.

Phương thức sản xuất

Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thế nào: công đoạn, kỹ thuật để đáp ứng sản phẩm, chi tiết hoặc quy trình nào tự sản xuất/gia công bên ngoài, tại sao, v.v…

Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác

Nhu cầu tiêu dùng và tồn kho vật tư, giá trị và số lượng ra làm sao, ai là nhà phân phối, vật liệu thay thế là gì, số lượng mua tận dụng, phương thức sản xuất, các hiểm họa hoàn toàn có thể xảy ra.

Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Kết quả của việc thực hiện theo  kế hoạch sản xuất là sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lực và thiết bị của nhà máy. Điều này dẫn đến chi phí thấp và lợi nhuận cao cho tổ chức.

Dòng sản xuất ổn định

Lập kế hoạch sản xuất đảm bảo một dòng sản xuất thường xuyên và ổn định. Lúc này , tất cả các máy được đưa vào sử dụng tối đa, dẫn đến việc sản xuất thường xuyên, cung ứng nguồn hàng thường xuyên cho khách hàng.

Ước lượng nguồn lực

Lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực như con người, nguyên vật liệu,… Ước lượng này được tính toán dựa trên dự báo doanh số, vì vậy kế hoạch được lập ra để đáp ứng yêu cầu bán hàng.

Phối hợp hoạt động của các phòng ban

Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các hoạt động của các phòng ban khác nhau. Ví dụ: bộ phận marketing phối hợp với bộ phận sản xuất để bán hàng hóa. Từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu

Lập kế hoạch sản xuất giảm thiểu lãng phí nguyên liệu thô. Nó đảm bảo kiểm kê nguyên vật liệu và vật liệu phù hợp đồng thời đảm bảo sản xuất các sản phẩm hoặc hàng hóa chất lượng.

Cải thiện năng suất lao động

Nhờ kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa  nguồn nhân lực, công nhân được đào tạo rõ ràng. Đồng thời, lợi nhuận được chia sẻ với các công nhân dưới hình thức tăng lương và các ưu đãi khác từ đó công nhân có động lực để thực hiện tốt công việc của họ.

Nắm rõ thị trường

Lập kế hoạch sản xuất giúp việc giao hàng cho khách hàng kịp thời nhờ việc sản xuất chất lượng được đảm bảo thường xuyên, liên tục.Từ đó, công ty có thể đối mặt với cạnh tranh hiệu quả, và nắm bắt thị trường.

Cung cấp môi trường làm việc tốt hơn

Lập kế hoạch sản xuất cung cấp một môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động. Công nhân được cải thiện điều kiện làm việc, giờ làm việc thích hợp, nghỉ phép và nghỉ lễ, tăng lương và các ưu đãi khác. Điều này là do công ty động rất hiệu quả.

ke-hoach-san-xuat-la-gi-muc-tieu-cua-ke-hoach-san-xuat-3

Tạo điều kiện cải thiện chất lượng

Lập kế hoạch sản xuất tạo điều kiện cải thiện chất lượng vì quy trình sản xuất được kiểm tra thường xuyên. Ý thức về chất lượng được phát triển giữa các nhân viên thông qua đào tạo, kế hoạch đề xuất, v.v.

Giảm chi phí sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất giúp tận dụng tối đa các nguồn lực và giảm thiểu lãng phí.

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 7, TP.HCM

Hy vọng với những kiến thức mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ có thể giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: kế hoạch sản xuất là gì? Mục tiêu của kế hoạch sản xuất. Chúc các bạn luôn thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png