Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm quản trị khách sạn hiệu quả

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm quản trị khách sạn hiệu quả

26-05-2020

Quản trị khách sạn là việc không phải dễ dàng gì, cần nhiều va vấp để trưởng thành và thành công. Những nhà quản lý trẻ, mới tốt nghiệp sẽ rất khó có thể thành công nhanh chóng và vượt các đổi thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng trên thị trường. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu qua cách quản trị khách sạn nhé

kinh-nghiem-quan-tri-khach-san-hieu-qua-1

Kinh nghiệm của nhà quản trị khách sạn

Khách hàng luôn ấn tượng bởi sự chuyên nghiệp

Khi trả phí dịch vụ, người tiêu dùng bao giờ cũng mong muốn mình được đối xử lịch thiệp, trang trọng. Một cử chỉ tốt, một lời nói hay có thể là điểm nhấn thu hút và tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng, hơn cả sự hiện đại trong cơ sở vật chất. Đặc biệt, đối với dịch vụ khách sạn – nhà hàng, dịch vụ tốt chính là yếu tố then chốt để khách hàng quay lại cũng như đưa ra phản hồi tốt.

Do đó, điều đầu tiên mà người quản lý khách sạn phải làm là cải thiện hình ảnh cá nhân. Đồng thời, tìm ra những điểm yếu, những sai sót trong hoạt động quản trị và cải thiện nó là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Sau khi người đứng đầu cải thiện phong cách làm việc, thì việc tiếp theo họ phải làm là điều phối nhân viên, chỉnh đốn tác phong làm việc và xây dựng nên một quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân lực nòng cốt của doanh nghiệp. Khi đó, toàn thể các cấp sẽ có một tinh thần và chất lượng làm việc đồng bộ, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn

Tham khảo thêm thông tin việc làm tại Quận 1, TP.HCM

Nhân viên là bộ mặt của khách sạn

Nhân viên chính là những người trực tiếp mang dịch vụ đến với khách hàng. Ấn tượng của khách hàng về khách sạn phần lớn xuất phát từ quá trình giao tiếp và làm việc với nhân viên. Lời nói, cách ứng xử và tác phong xử lý công việc của nhân viên tạo nên bộ mặt của khách sạn. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của một nhà quản lý là phải tạo cho hệ thống nhân viên một thái độ và tinh thần làm việc khéo léo, lạc quan, ấn tượng. Từ đó nâng cao ý thức nhân viên, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Để khả thi hóa hành động này, việc quản lý nhân sự một cách hệ thống và khoa học là điều vô cùng thiết yếu. Bởi những phương pháp quản lý thủ công giờ đã lỗi thời, không phù hợp và hiệu quả, đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tăng số lượng khách hàng và bổ sung nguồn nhân lực. Khi ấy, phần mềm quản lý khách sạn chính là một giải pháp tối ưu nhất để cải thiện hệ thống nhân viên.  

Cần là người nắm rõ toàn bộ công việc của khách sạn

Một khách sạn dù lớn nhỏ, theo phong cách truyền thống hay hiện đại, đón khách nội địa hay khách nước ngoài, thì nhà quản lý luôn phải là người nắm rõ toàn bộ hệ thống công việc của khách sạn. Bởi lẽ, các công việc trong khách sạn có sự liên hệ và tác động trực tiếp đến với nhau. Và quá trình làm việc sẽ có thể trở nên rời rạc, không hiệu quả nếu như người quản lý không thường xuyên giám sát. Một người quản lý khách sạn hiện đại phải luôn giữ cái nhìn tổng thể và bao quát trên toàn hệ thống khách sạn, đảm bảo các công việc được xử lý hiệu quả cũng như nắm được tiến độ hoạt động của từng bộ phận. 

Đặc biệt, với phần mềm quản lý khách sạn, nhà quản lý luôn là người đi đầu trong việc nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ hiện trạng của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi. Họ sẽ không cần phải liên lạc để kiểm tra, không còn phải nhận thông báo từ cấp dưới một cách chậm trễ, nhất là không cần phải trực tiếp có mặt tại nơi làm việc với lịch trình bận rộn.  

kinh-nghiem-quan-tri-khach-san-hieu-qua-2

Trang bị cho mình một công cụ quản lý thông minh

Những nhà quản lý khách sạn hiện đại luôn có những phương pháp, cách thức quản lý riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự xuất hiện của nhiều giải pháp, công cụ quản lý khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được quản lý toàn diện mọi công việc trong khách sạn, đảm bảo hiệu quả làm việc của hệ thống nhân viên, tạo được sự chuyên nghiệp,… bạn cần đến một công cụ thông minh, hiện đại hơn. Có thể phần mềm quản lý khách sạn chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

Kỹ năng, kinh nghiệm quản lý khách sạn nhà hàng hiệu quả.

Để có thể trở thành một người quản lý khách sạn nhà hàng giỏi cần rèn luyện cho mình những kỹ năng thiết yếu như:

  • Khả năng kiểm soát căng thẳng trong công việc: Kiểm soát những căng thẳng trong công việc đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của một quản lý khách sạn. Việc căng thẳng hay lo lắng của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên và chất lượng công việc của họ. Kiểm soát căng thẳng và xử lý những tình huống căng thẳng là một cách giúp cả bạn lẫn nhân viên của bạn có một tâm trạng tốt trong công việc, cho phép bạn giải quyết bất kỳ vấn đề nào của khách sạn một cách nhanh chóng.
  • Khả năng quan sát tốt: mọi hoạt động đang diễn ra trong khách sạn, là một người quản lý, bạn cũng cần nắm rõ hơn ai hết. Đừng bao giờ để bất cứ nhân viên nào làm việc riêng sau lưng bạn hoặc họ sẽ bị mất kiểm soát trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ gửi đến khách hàng. Vì vậy khả năng quan sát là một yếu tố rất cần thiết.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp với nhân viên hay khách hàng không chỉ là cách giúp bạn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó hơn mà còn giúp bạn hiểu được họ đang nghĩ gì, họ có muốn chia sẻ điều gì với bạn không.
  • Kỹ năng lắng nghe: Nếu bạn lắng nghe họ và làm việc với họ để cải thiện tình hình, bạn sẽ nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Lắng nghe những mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng sẽ giúp tình hình kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn, khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và họ chắc chắn sẽ quay lại.
  • Khả năng lập kế hoạch chi tiết: với tầm nhìn sâu rộng để tránh được những rắc rối phát sinh và giảm thiểu thiệt hại: Kế hoạch quản trị khách sạn nhà hàng của nhà quản lý bao gồm: kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; chiến lược tiếp thị quảng cáo; kế hoạch cải tạo, nâng cấp nhà hàng khách sạn; kế hoạch tài chính.
  • Kỹ năng quản lý tài chính, dòng tiền: Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…
  • Có khả năng ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý khách sạn nhà hàng vào công tác quản lý. Hiện nay các các giải pháp phần mềm quản lý trên thị trường đã được phát triển bằng những công nghệ tiên tiến, đem lại nhiều tính năng ưu Việt đối với doanh nghiệp. Không chỉ thay thế nhiều thao tác nghiệp vụ thủ công cho nhận viên, giúp tiết kiệm về thời gian, chi phí về nhân lực. Đây còn là một trợ thủ đắc lực của nhà quản trị trong việc theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận phòng ban và đưa ra những quyết định sáng suốt mang tính chiến lược.

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Cần Tránh Trong Quản Lý Nhà Hàng, Khách Sạn

Thiếu Thân Thiện Với Cấp Dưới

Nắm giữ vai trò quản lý không có nghĩa bạn biết “tất tần tật” mọi vấn đề, hãy thường xuyên hỏi han và tham khảo ý kiến nhân viên để họ có cảm giác được bạn quan tâm và tôn trọng quan điểm. Lối suy nghĩ cứng nhắc về mối quan hệ “cấp trên – cấp dưới” vô tình phân chia “ranh giới” giữa cấp bậc quản lý và nhân viên. Nhiều nhân viên tự cảm thấy thấp bé, thua kém so với cấp trên nên luôn ngần ngại chia sẻ những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng cá nhân, lâu ngày hình thành nên khoảng cách lớn khó xóa nhòa.

Công việc quản lý nhà hàng, khách sạn yêu cầu bạn đầu tư thời gian tìm hiểu nhân viên. Có thể bạn đã làm việc cùng người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa bạn biết tường tận về họ. Hãy dành thời gian tìm hiểu xem họ thích thú điều gì, đâu là động lực thúc đẩy họ, điều gì khiến họ lo lắng… Cố gắng hiểu rõ tính cách, nguyện vọng của nhân viên cấp dưới là cách tốt nhất để bạn quản lý họ hiệu quả.

Không Khuyến Khích Học Tập

Nhân viên dù tài năng hay cẩn trọng đến đâu cũng sẽ có lúc mắc phải sai sót ngoài ý muốn. Khác biệt lớn nhất giữa nhân viên giỏi và nhân viên kém chính là tinh thần cầu thị, biết chấp nhận những khiếm khuyết cá nhân để rút ra bài học kinh nghiệm phát triển bản thân.

Người biết cách quản lý nhà hàng khách sạn là người có khả năng tạo ra môi trường làm việc tích cực và khích lệ nhân viên không ngại chấp nhận rủi ro, mặc dù đôi khi rủi ro đồng nghĩa với thất bại. Môi trường đó là chất xúc tác giúp nhân viên phát huy hết thực lực bản thân, đồng thời khơi gợi những tiềm năng mà họ chưa kịp phát hiện.Tổng thống thứ 6 của nước Mỹ John Quincy Adams từng nói: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo.”

kinh-nghiem-quan-tri-khach-san-hieu-qua-3

Phản Ứng Thiếu Nhanh Nhạy

Đây là một trong những thiếu sót phổ biến ở các quản lý trẻ, non kinh nghiệm. Thông thường, khi xảy ra khủng hoảng đối với trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, điều cần làm là đưa ra các giải pháp kịp thời nhưng phải mang tính hiệu quả, tránh chần chừ, “câu giờ” khiến khách hàng thêm phần khó chịu, bực dọc.

Phương hướng xử lý vấn đề tốt nhất là giải quyết ngay từ những than phiền nhỏ nhặt, thậm chí là khi khủng hoảng trải nghiệm của khách hàng chưa kịp hình thành. Đón đầu càng sớm, vấn đề sẽ càng được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.

“Một trong những thử thách của lãnh đạo là khả năng nhận ra vấn đề trước khi nó trở thành sự tình khẩn cấp” – Arnold H. Glasgow, doanh nhân nổi tiếng của Mỹ thế kỷ 20 từng nói. Thói quen thường thấy ở chúng ta là tìm kiếm giải pháp nhanh gọn để đốt cháy giai đoạn. Hãy ghi nhớ rằng, dù tình hình có tồi tệ đến mức nào, bạn vẫn phải giữ bình tĩnh, không nên quá vội vàng, hấp tấp để tránh những giải pháp kém hiệu quả.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Trên đây là những chia sẻ của Sieunhanh.com về cách quản lý khách sạn hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đúc kết ra nhiều kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực tế công việc quản lý của mình.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png