Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Logistics là gì? Logistics làm những công việc gì

Kinh nghiệm làm việc

Logistics là gì? Logistics làm những công việc gì

17-12-2019

Nhiều người mới tìm hiểu về ngành nghề Logistics thường đặt ra câu hỏi Logistics là gì? Làm logistics là làm gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm Logistics là gì

logistics-la-gi-logistics-lam-nhung-cong-viec-gi-1

Logistics là gì?

Logistics là hoạt động quản lý dòng chảy vật chất, tài chính và thông tin từ điểm đầu vào đầu tiên đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng hoặc mục tiêu của doanh nghiệp. Các tài nguyên cần được quản lý trong logistics có thể bao gồm vật chất như: Nguyên vật liệu, thức ăn, động vật, thiết bị hay chất lỏng; đồng thời logistics cũng quản lý các dòng chảy vô hình hơn, như là thông tin, tiền hoặc thời gian.

Trong kinh doanh, định nghĩa logistics là quy trình bao gồm việc tích hợp các hoạt động như: theo dõi dòng chảy thông tin, quản lý nguyên vật liệu, quản trị sản xuất, đóng gói, tồn kho, vận chuyển, kho hàng, và cả an ninh.

Còn trong lĩnh vực quân sự, logistics là việc quản lý hậu cần cho cả mặt trận, đồng thời cố gắng phá vỡ dòng cung ứng và hậu cần của đối phương, vì một khi trận chiến diễn ra quân đội nào vận chuyển tài nguyên kém và không được hỗ trợ bởi hậu phương vững chắc sẽ không tránh khỏi bại trận. Vì thế, Logistics quân sự luôn được quan tâm từ xưa đến nay, nhiệm vụ chính của các sĩ quan logistics là quản lý các khí tài sẽ được vận chuyển đến đâu, khi nào và như thế nào.

logistics-la-gi-logistics-lam-nhung-cong-viec-gi-2

Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

Tuy nhiên, không có việc làm nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

logistics-la-gi-logistics-lam-nhung-cong-viec-gi-3

Làm logistics là làm gì?

Logistics là làm các thủ tục hải quan và vận tải nội địa cho các doanh nghiệp có các hoạt động XNK. Không chỉ vậy, các công việc liên quan đến các điều kiện để được xuất hay nhập khẩu (được hiểu chung là giấy phép) thì các doanh nghiệp logistics cũng làm luôn. khóa học nghiệp vụ xuất nhẩu

Vận chuyển quốc tế

Chắc chắn là phải có vận chuyển quốc tế, dù là phương thức nào. Có thể là đường biển , đường không, đường sắt, hay đường bộ. Đương nhiên là vận chuyển xuyên biên giới, vậy nhưng các hoạt động như vận chuyển nội địa bằng đường biển hay đường bộ thì cũng là hoạt động của ngành Logistics và nó lại có một đối tượng KH không hề liên quan đến hoạt động XNK.

Hoạt động cho thuê kho bãi

Hoạt động cho thuê kho bãi ai cũng nói là một phần của Logistics và rõ ràng là như vậy. Nhưng phần lớn lại chỉ nghĩ ”cho thuê kho bãi” là để phục vụ các DNXNK, rõ ràng không sai nhưng chưa đủ đúng. Bởi các DN mua bán trong nước cũng thường xuyên phải thuê kho bãi, thậm chí còn chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng dịch vụ cho thuê kho bãi của Logistics.

Quá trình phân phối hàng hóa

Không chỉ vậy, quá trình phân phối hàng hóa là hoạt động cũng gây nhiều tranh cãi, bởi một lần nữa nó có cũng là để phục vụ mấy ông XNK. Nhưng vẫn với tư duy đã nói ở trên, không thể nói rằng quá trình phân phối hàng hóa không diễn ra với các DN trong nước. Bởi trước đây khi kim ngạch XNK của VN còn rất ít và nhỏ lẻ thì hoạt động phân phối chính là các hoạt động diễn ra trong nước giữa các DN nội địa mà không hề có hoạt động XNK nào. học thực hành kế toán ở

logistics-la-gi-logistics-lam-nhung-cong-viec-gi-4

Chưa hết, một ngày không xa khi thế giới ngày càng phát triển thì hoạt động Logistics sẽ còn nhiều dư địa để phát triển hơn nữa. Nó không chỉ là các hoạt động đã nói ở trên, và thực tế đã bắt đầu có một mô hình Logistics mới đang dần được sử dụng ngày càng nhiều hơn ở các nước phát triển và hi vọng thời gian tới sẽ phát triển ở VN mạnh mẽ hơn. Mô hình đơn giản nhưng cần nền tảng ổn định và dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp XNK và doanh nghiệp LOGISTICS là OMS + TMS + WMS (TỰ TIN ĐỂ NÓI RẰNG NHỮNG BẠN NÀO ĐÃ LÀM VIỆC TẠI CÁC GLOBAL FREIGHT FORWARDING SẼ HIỂU PHẦN NÀO HOẠT ĐỘNG NÀY).

Xem thêm 1000 việc làm tại Minh Long, Bình Phước

Logistics học gì?

Logistics tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Hiện nay, Logistics được giảng dạy ở một số trường chuyên về kinh tế như: ĐH Ngoại thương, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Giao thông vận tải và ĐH Tôn Đức Thắng,…. Đặc biệt, ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương được giảng dạy chuyên sâu về ngành Logistics. Ở đây, các em được học những kiến thức cơ bản và nâng cao về Logistics như:

  • Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình hình thành hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được hình thành. Những điều khoản Incorterm trong quá trình giao dịch hàng hóa cho cả người bán lẫn người mua, cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VINACCS.
  • Vận tải Quốc tế: Những kiến thức liên quan đến việc chuyên chở và vận tải hàng hóa bằng đường biển, bằng đường hàng không, chuyên chở hàng hóa bằng Container…và cước phí vận tải liên quan đến hàng. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về quá trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa, cùng với quá trình lưu kho, lưu bãi.
  • Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Việc mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro nhất định. Đặc biệt là việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (chiếm 2/3 số lượng hàng hóa giao dịch hàng năm). Do đó, những kiến thức về bảo hiểm và các loại bảo hiểm sẽ là kiến thức cơ bản để người học ngành Logistics có thể nắm bắt, tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ kho bãi đến cảng, từ địa điểm A đến địa điểm B…và có thể tính toán được TTC ( Tổn thất chung), TTR (Tổn thất riêng) và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển.
  • Thanh toán Quốc tế: Thanh toán là bước quan trọng nhất trong hoạt động mua-bán hàng hóa. Do đó, đây là kiến thức không thể thiếu cho người học Logistics. Ở trường Ngoại Thương hay những ngành Kinh tế đối ngoại của trương khác, đều được học những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, Kì phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư (L/C)…
  • Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Bên cạnh bảo hiểm thì Luật pháp chính là căn cứ khi nảy sinh ra những tranh chấp mà hai bên không thể thỏa thuận được. Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.
  • Ngoài một số bộ môn chính để nắm rõ được kiến thức cơ bản về Logistics thì kiến thức Anh văn chuyên ngành là một trong những gia vị không thể thiếu để bạn có thể đam mê và theo đuổi ngành Logistics. Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế.

logistics-la-gi-logistics-lam-nhung-cong-viec-gi-5

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về Logistics bạn đã hiểu thêm về ngành này, bạn hãy chuẩn bị và trang bị cho mình những kiến thức thật vững vàng để cùng phát triển một ngành Logistics bền vững nhé! Chúc các bạn thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png