Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Lựa chọn thị trường mục tiêu

Kinh nghiệm làm việc

Lựa chọn thị trường mục tiêu

28-04-2020

Lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong những bước quan trọng nhất của chiến lược marketing. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

lua-chon-thi-truong-muc-tieu-1

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu có thể nói là nhóm khách hàng có những sở thích, thói quen, nhu cầu sử dụng sản phẩm gần với các sản phẩm, dịch vụ mà một doanh nghiệp đang cung cấp.

Nhu cầu của con người là vô hạn, thị trường người tiêu dùng lại vô cùng rộng lớn và phân tán, bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp chỉ có hạn. Do đó, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh của mình.

Và việc lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh sao cho hiệu quả chính là nhiệm vụ quan trọng của không chỉ riêng bộ phận Marketing mà là của các toàn thể các phòng ban trong doanh nghiệp đó.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận Tân Bình, TP.HCM

Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Tập trung vào một phân khúc thị trường

Phương án này các DN chỉ lựa chọn cung cấp một loại sản phẩm cho một phân khúc thị trường bằng một phương thức tiếp thị duy nhất.

Tuy nhiên, phương án này có một số rủi ro. Cụ thể nếu chỉ tập trung vào một đoạn thị trường duy nhất thì khi có một đối thủ cạnh tranh xuất hiện, DN sẽ bị đe dọa mất phần lớn thị phần, thậm chí là toàn bộ thị trường nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn hẳn về quy mô và nguồn vốn. Điển hình như trường hợp của Tribeco, một hãng nước ngọt liên doanh với Đức khá nổi tiếng ở Việt Nam khoảng đầu thập niên 90. Sau khi Pepsi tiến hành cuộc đổ bộ ngoạn mục vào thị trường Việt Nam, Tribeco đành ngậm ngùi chấm dứt thời kỳ hoàng kim ngắn ngủi để chuyển sang sản xuất nước uống sữa đậu nành nhằm tránh phải đối đầu với Pepsi.

Ngược lại, nếu chọn nhiều hơn một đoạn thị trường để phục vụ, một công ty nên chú ý đến những đoạn thị trường có mối tương quan về chi phí và công nghệ sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm bổ sung. Ví dụ, như một cửa hàng ăn có thể mở rộng thực đơn của mình để thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Chuyên môn hóa có chọn lọc

Trong trường hợp này, các DN chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động, mỗi phân khúc thị trường đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.

Ưu điểm của phương án này là giúp DN đa dạng hóa rủi ro, dù cho một đoạn thị trường có trở nên không hấp dẫn nữa thì công ty vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền từ những đoạn thị trường khác. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là DN phải có tiềm lực lớn để thỏa mãn nhu cầu của các đoạn thị trường khác nhau, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng là DN không phục vụ tốt ở tất cả các đoạn thị trường và gặp thất bại, hoặc DN quá chú trọng ở một đoạn thị trường mà bỏ quên các đoạn thị trường còn lại làm lãng phí nguồn vốn đầu tư.

 Chuyên môn hóa sản phẩm

Với phương án này, DN chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phân khúc thị trường mục tiêu.

Ưu điểm của phương án này là DN không phải đầu tư quá nhiều vào khâu sản xuất sản phẩm, vì sản phẩm là tương tự nhau ở tất cả các đoạn thị trường. Chuyên môn hóa sản phẩm giúp DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Điểm hạn chế là nếu như trên thị trường xuất hiện một sản phẩm mới được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn, có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm của DN thì kết quả tất yếu là DN sẽ bị mất toàn bộ thị trường vì không có sẵn phương án dự phòng.

lua-chon-thi-truong-muc-tieu-2

Chuyên môn hóa thị trường

Với phương án này, công ty tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường mục tiêu này.

Chúng ta thường thấy các trường hợp về việc lựa chọn phương án này trong các ngành sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm hay dụng cụ nhà bếp… vì các sản phẩm trong nhóm thường xuyên được sử dụng cùng với nhau và khách hàng cũng thường muốn mua một bộ sản phẩm thay vì đi tìm từng sản phẩm riêng lẻ. Ví dụ, một công ty bán kính hiển vi cho các phòng thí nghiệm của các trường Đại học thường sẽ cung cấp luôn cả đèn Bunsen, và bình hóa nghiệm. Nhóm dụng cụ nhà bếp thường gồm các loại, thớt, muôi, xẻng…

Doanh nghiệp có thể dành được tiếng tăm rộng khắp vì chuyên môn hóa vào việc phục vụ nhóm khách hàng này và sẽ trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho tất cả những sản phẩm mới mà nhóm khách hàng này có thể cần dùng đến. Tuy nhiên, rủi ro là nếu toàn bộ đoạn thị trường đó không sử dụng sản phẩm của DN nữa thì tổn thất sẽ rất lớn.

Phục vụ toàn bộ thị trường

Với trường hợp này, DN hướng đến việc phục vụ toàn thị trường với chiến lược marketing không phân biệt. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu như thế này sẽ tập trung vào tìm kiếm điểm chung trong nhu cầu của khách hàng hơn là sản xuất ra các sản phẩm khác biệt.

Phương án này thường được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: kem đánh răng, bột giặt, nước giải khát… Phục vụ toàn thị trường cũng đồng nghĩa với sản xuất đại trà và tiếp cận tất cả khách hàng bằng một thông điệp và một chiến lược marketing duy nhất, bất kể đối tượng đó có mối quan hệ như thế nào với DN và những lợi ích mà họ có thể mang lại.

Tiêu chí lựa chọn thị trường mục tiêu

Thứ nhất, quy mô, sức mua và những đặc điểm thị trường đều có thể đo lường được. Từ đó, DN mới có thể xác định quy mô hoạt động, khả năng đáp ứng và lượng sản phẩm sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ hai, những đoạn thị trường đó phải đủ lớn, có triển vọng tăng trưởng trong tương lai và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN, giúp DN đảm bảo các mục tiêu doanh số. Ít đối thủ cạnh tranh cũng là một tiêu chí cần quan tâm khi DN lựa chọn thị trường mục tiêu.

Thứ ba, DN phải có khả năng thâm nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp không nên lựa chọn các phân đoạn thị trường mà thấy trước là vượt quá năng lực của mình, ví dụ như một nhãn hiệu thời trang Việt Nam muốn cạnh tranh với Louis Vutton trong việc cung cấp các sản phẩm hàng hiệu cho giới thượng lưu là điều không thể.

Thứ tư, các phân đoạn thị trường khác nhau phải có những phản ứng khác nhau trước những chiến lược marketing – mix khác nhau. Ví dụ trong trường hợp những người phụ nữ đã lập gia đình và những người phụ nữ độc thân có cùng phản ứng như nhau đối với cùng một loại nước hoa thì hai nhóm này không nên phân thành hai đoạn thị trường.

Thứ năm, DN có khả năng xây dựng các chiến lược hành động hiệu quả để thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường.

lua-chon-thi-truong-muc-tieu-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là một số chia sẻ của Sieunhanh.com về lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp. Hi vọng rằng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn để có thể đưa ra những quyết định chính xác trong chiến lược marketing của công ty.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png