Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẫu CV Mẫu CV xin thực tập cho từng ngành nghề

Mẫu CV

Mẫu CV xin thực tập cho từng ngành nghề

17-12-2019

Thực tập sinh thường không có kinh nghiệm, hạn chế về kỹ năng và thiếu những va chạm thực tế, vậy phải trình bày CV cho thực tập sinh như thế nào để chinh phục các nhà tuyển dụng (NTD). Nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một mẫu CV xin thực tập chuẩn và hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này của Sieunhanh.com nhé!

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-1

1. CV là gì?

CV (tên tiếng anh: Curriculum Vitae) thường được gọi là bản sơ yếu lý lịch. CV tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển.

CV là phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, chúng hướng đến sự sáng tạo, giúp ứng viên thể hiện cá tính riêng, thu hút mọi nhà tuyển dụng.

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-2

2. Nội dung chính của CV thực tập

Bản CV là vũ khí lợi hại dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kỹ năng viết hồ sơ xin việc thực tập không phải ai cũng làm được và thực hiện thành thạo. Trước hết, chúng ta cần nắm rõ những nội dung chính có trong CV:

2.1 Đảm bảo đầy đủ thông tin cá nhân

Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại, Email (Trong thư tín thương mại, bạn nên sử dụng địa chỉ Email rõ ràng và chuyên nghiệp. Tránh dùng biệt danh hay số và biểu tượng không cần thiết. Bạn có thể sử dụng với tên của mình. Ví dụ: nguyenvananh@company.com sẽ là một địa chỉ email tốt).

2.2 Trình độ học vấn

Đây là một trong những phần rất quan trọng trong bản CV của sinh viên thực tập, bởi lẽ các bạn đang đi học chưa có nhiều kinh nghiệm, cho nên hãy làm nổi bật thành tích học tập đã đạt được trong trường. Cụ thể như: Điểm trung bình học, Học bổng chuyên ngành X – kỳ I – năm 2019, Giải thưởng xuất sắc về nghiên cứu khoa học năm 2018,…Dựa vào những yếu tố này công ty tuyển dụng sẽ xem xét được khả năng học tập cũng như tiếp thu, nhạy bén trong công việc. Từ đó, họ sẽ quyết định được có nhận bạn vào làm hay không?

2.3 Kinh nghiệm làm việc

Ở phần này, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, nên bạn có thể viết về các hoạt động xã hội, đoàn thể có tính chất tiêu biểu (ví dụ: thanh niên tình nguyện, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào của Đoàn trường,…).

2.4 Mục tiêu nghề nghiệp

Thể hiện bạn là người có thái độ nghiêm túc trong công việc, được mong muốn làm việc, học hỏi và đóng góp cho doanh nghiệp/ công ty.

2.5 Kỹ năng

Liệt kê những kỹ năng mình có và liên quan đến công việc tuyển dụng. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng tin học,…

2.6 Hình ảnh đại diện

Khi cập nhập hình ảnh cá nhân bạn cũng cần lưu ý, chọn lựa hình ảnh trực diện khuôn mặt, ảnh chất lượng tốt, tuyệt đối không sử dụng hình ảnh selfie, mờ, nhòe,…

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-3

3. Cách viết CV thực tập

3.1 Trình bày khoa học, ngắn gọn, súc tích

  • Thông thường, cứ mỗi mùa thực tập đến là các doanh nghiệp/công ty nhận được hàng trăm hồ sơ của các bạn sinh viên. Cho nên, họ chỉ dành ra vài phút ngắn đọc và xét duyệt CV.
  • CV xin thực tập là file đầu tiên nhà tuyển dụng tiếp xúc với bạn, biết được điều này, bạn cần đầu tư, chuẩn bị CV thực tập sao cho thật ấn tượng và chỉn chu nhất. Một bản CV được trình bày khoa học sẽ giúp công ty ứng tuyển tò mò muốn tìm hiểu về bạn sâu hơn .
  • Ngay từ hình thức, bạn nên chú trọng vào phần trình bày: thật gọn gàng và thông minh, đặc biệt không được sai lỗi chính tả, font chữ, không căn lề, màu sắc không thống nhất. Độ dài của bản CV chỉ nằm trong 1 hoặc 2 trang A4.

3.2 Kinh nghiệm làm việc – lấy hoạt động xã hội làm điểm nhấn

  • Khi đang là sinh viên, có nhiều cơ hội, thời gian, bạn nên tham gia vào các phong trào, hoạt động tập thể của nhà trường: câu lạc bộ, giao lưu văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện viên, chương trình từ thiện giúp đỡ người già, trẻ nhỏ ở vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn,…Những điều này rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
  • Trong phần kinh nghiệm làm việc, nếu bạn có đã có kinh nghiệm ở công việc làm thêm, hãy viết thật rõ đã làm được gì? Dù bạn chỉ làm công việc là nhân viên bán hàng, phục vụ quán cafe hay gia sư nhưng những việc làm trải nghiệm này vẫn ghi được điểm tốt khi xin đi thực tập.
  • Bên cạnh đó, thành tích của các hoạt động xã hội có giá trị cao trong bản CV thực tập của bạn (ví dụ: giải Nhất/nhì chương tình tuyên truyền sách cấp Trường, Đóng góp tích cực vào phong trào thanh niên tình nguyện năm 2018, Đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong tháng thanh niên năm 2019…). Nhìn vào đây, công ty tuyển dụng đánh giá bạn là người có nhiệt huyết, tận tâm, và không ngần ngại cho bạn một chân làm thực tập sinh

3.3 Viết nổi bật kỹ năng làm việc

  • Các nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm đến kỹ năng của ứng viên, đặc biệt là sinh viên thực tập. Bởi lẽ kỹ năng tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc rất nhanh chóng và hiệu quả. Cho nên, trong CV thực tập, bạn cần làm nổi bật chúng. Viết những kỹ năng liên quan đến công việc tuyển dụng.
  • Ví dụ: Bạn ứng tuyển thực tập sinh ngành nhân sự – viêc làm này bạn cần liệt kê một số ký năng như sau: tổ chức sắp xếp công việc khoa học, giao tiếp hòa đồng với cán bộ nhân viên trong công ty, nghiêm túc chấp hành quy định của đơn vị mình đang làm việc,…
  • Đây là phần mà bạn không thể thiếu khi tạo CV thực tập cho mình. Những điều này sẽ giúp bạn có một bản CV ấn tượng và chuyên nghiệp, được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng. Khi hoàn thành chúng, bạn hãy đọc lại một lần nữa để đảm bảo đúng như yêu cầu của doanh nghiệp/ công ty ứng tuyển.

3.4 Mục tiêu nghề nghiệp cần viết chú trọng

Ngoài đầu tư viết về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, phần mục tiêu nghề nghiệp các thực tập sinh cũng nên chú trọng. Để CV của mình thật tỏa sáng, bạn nên thể hiện mục tiêu trong công việc thật rõ ràng, làm sao thể hiện được thái độ nghiêm túc, mong muốn khao khát, học hỏi và đóng góp cho công ty. Tất cả điều này, sẽ giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Công việc thực tập sinh có thể là một vị trí nhỏ trong các doanh nghiệp/công ty. Tuy nhiên, vị trí này ứng tuyển không hề dễ dàng một chút nào. Khi bạn là sinh viên năm 3, năm 4 được làm việc ở các tập đoàn, doanh nghiệp/công ty lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt cho bạn, thế nhưng đồng hành với nó là sự cạnh của nhiều ứng viên.

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-4

Tham khảo thêm>>>1000+ việc làm minh hưng mới nhất

4. Tổng hợp mẫu CV thực tập sinh tất cả các ngành

Mẫu CV thực tập sinh Telesales

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-5

Mẫu CV thực tập sinh bán hàng

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-6

Mẫu CV thực tập sinh Marketing

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-7

Mẫu CV thực tập sinh kinh doanh

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-8

Mẫu CV thực tập sinh hành chính văn phòng

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-9

Mẫu CV thực tập sinh Tư vấn

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-10

Mẫu CV thực tập sinh Lập trình viên

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-11

Mẫu CV thực tập sinh ngành Nhân sự

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-12

Mẫu CV thực tập sinh Tuyển dụng

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-13

Mẫu CV thực tập sinh Kế toán

mau-cv-xin-thuc-tap-cho-tung-nganh-nghe-14

Trước khi ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc thật chỉn chu. Sieunhanh.com vừa chia sẻ một số lưu ý trong cách viết CV dành cho các bạn thực tập sinh. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hoàn thiện được bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo nhất.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png