Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Nguyên tắc kế toán là gì? 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán

Kinh nghiệm làm việc

Nguyên tắc kế toán là gì? 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán

13-12-2019

Nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc hoạt động liên tục,… là những nguyên tắc kế toán cơ bản mà bất kỳ nhân viên theo nghề nào cũng cần phải nắm rõ và phân biệt. Nếu vẫn chưa hiểu hết những nguyên tắc này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Sieunhanh.com nhé

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-1

Nguyên tắc Kế toán là gì?

Nguyên tắc Kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán từng phần hành phải áp dụng để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính có liên quan đến công việc nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong hệ thống.

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-2

Theo Chuẩn mực kế toán số 01 có 7 nguyên tắc kế toán sau:

  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích
  • Nguyên tắc hoạt động liên tục
  • Nguyên tắc giá gốc
  • Nguyên tắc phù hợp
  • Nguyên tắc nhất quán
  • Nguyên tắc thận trọng
  • Nguyên tắc trọng yếu

Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Accruals

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được Kế toán ghi Sổ Kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền. Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-3

Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going concern

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường.

Nguyên tắc giá gốc - History cost

Theo nguyên tắc này, tài sản phải được kế toán theo giá gốc, trong đó giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được doanh nghiệp xác đinh dựa vào nguồn hình thành tài sản:

Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết khấu giảm giá (nếu có)

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-4

Nguyên tắc phù hợp - Matching

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm:

  • Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kì và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kì đó.
  • Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó.

Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kì là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kì đó không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi ra trong kì nào

Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kì kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-5

Nguyên tắc nhất quán - Consistency

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì này sang kì khác. Chỉ nên thay đổi chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biêt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau. Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải trình lý do ( Thông báo với cơ quan thuế) và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo cáo tài chính.

Nguyên tắc nhất quán đảm báo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện. Trường hợp thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thường do doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi kế toán…

Nguyên tắc thận trọng - Prudence

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Như vậy, nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải

  • Lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn,
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập,
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí,
  • Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

nguyen-tac-ke-toan-la-gi-7-nguyen-tac-co-ban-trong-ke-toan-6

Nguyên tắc trọng yếu - Materility

Thông tin kế toán được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.

Sieunhanh.com vừa chia sẻ với bạn về những nguyên tắc kế toán hi vọng các bạn nắm vững những nguyên tắc này để áp dụng trong quá trình làm việc của mình một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png