Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Nhà cung ứng là gì? Quy trình lựa chọn nhà cung ứng

Kinh nghiệm làm việc

Nhà cung ứng là gì? Quy trình lựa chọn nhà cung ứng

28-04-2020

Nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,… đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu về nhà cung ứng nhé

nha-cung-ung-la-gi-quy-trinh-lua-chon-nha-cung-ung-1

Nhà cung ứng là gì?

Nhà cung ứng (Supplier) được định nghĩa đơn giản là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung ứng (Supplier) tham gia vào chuỗi cung ứng.

Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung ứng

Trong thị trường dịch vụ logistics ngày mội phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam, nhu cầu tìm nhà cung ứng tốt là khá lớn. Vậy bạn phải lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo đáp ứng tốt những tiêu chuẩn nào?

Một số tiêu chuẩn để chọn nhà cung ứng cho mình như sau:

  • Giá cả: Chi phí báo giá cho bạn là bao nhiêu? Có hợp lý không? Điều kiện thanh toán họ đưa ra có phù hợp với hàng hóa của bạn không?
  • Chất lượng: Với mức giá cả như trên thì chất lượng dịch vụ như thế nào? Có tốt và phù hợp với đặc thù mặt hàng bạn kinh doanh không?
  • Thời gian giao nhận hàng: Nhà cung ứng đó có đảm bảo hàng hóa của bạn nhập và xuất kịp thời, đúng hạn hay không?

nha-cung-ung-la-gi-quy-trinh-lua-chon-nha-cung-ung-2

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Hooc Môn, TP.HCM

Quy trình lựa chọn nhà cung ứng

Giai đoạn thu thập thông tin

Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: các báo cáo về tình hình mua và phân tích nguồn cung ứng trong doanh nghiệp, thông tin trong các thông tin truyền thông (báo, tạp chí, mạng xã hội,…) thông qua những thông tin xúc tiến của nhà cung ứng. Tất nhiên các thông tin có thể đã cũ hoặc chưa chính xác. Và do đó cần phải có những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nhà cung ứng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nhà cung ứng mà tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết.

Giai đoạn đánh giá

Trước hết phải phân loại nhà cung ứng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành phần kinh tế, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ,… Mỗi loại nhà cung ứng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh giá, lựa chọn.

Tiếp theo, cần đánh giá các nhà cung ứng theo các tiêu chuẩn xác thực. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc điểm của các nhà cung ứng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn về marketing – chất lượng, giá cả; Sức mạnh tài chính – năng lực vốn kinh doanh, qui mô,…; sức mạnh Logistics – Độ tin cậy trong việc giao hàng, cung cấp dịch vụ,…

Giai đoạn tiếp xúc, đề nghị

Là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hàng để đưa ra những đề nghị. Những đề nghị này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua, bán giữa doanh nghiệp và nguồn cung ứng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt hàng, thủ tục và hình thức thanh toán,…

Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp xúc với các nhà cung ứng, kết hợp với những thông tin qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn cung ứng theo thứ tự ưu tiên để tiến hành mối quan hệ mua bán.

Giai đoạn thử nghiệm

Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nhà cung ứng có nhiều tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nhà cung ứng chính thức quan hệ lâu dài có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm.

Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nhà cung ứng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay không. Nếu các nhà cung ứng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bạo độ tin cậy cao, có thể xếp các nhà cung ứng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nhà cung ứng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn và tiến hành thử nghiệm đối với nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách những nhà cung ứng tiềm năng.

Một số lời khuyên chọn nhà cung ứng

  • Tận dụng các mối quan hệ: Doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nhà cung ứng tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu. Chúng ta cũng có thể xem những người khác đánh giá như thế nào về một nhà cung ứng tiềm năng trước khi đào sâu tìm hiểu xem người đó có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình hay không.
  • Tránh những nhà cung ứng chỉ biết đến lợi ích của mình: Nếu nhà cung cấp không phải là người quan tâm đến doanh nghiệp hoặc muốn lái doanh nghiệp theo khuôn mẫu của mình, họ sẽ không thể nào đưa ra được những giải pháp phù hợp.
  • Tin vào trực giác của mình: Bằng mọi giá, không nên hợp tác với những nhà cung cấp có lẻ lạnh lùng, hay bất mãn. Chỉ cần thấy việc tạo dựng quan hệ hơi căng hoặc không khả thì thì hãy dừng lại và chuyển hướng sang một doanh nghiệp khác dễ chịu hơn.

nha-cung-ung-la-gi-quy-trinh-lua-chon-nha-cung-ung-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 11, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy để có thể quan hệ với nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung ứng thì các DN phân phối bán lẻ cần phải có những chiến lược quản trị phù hợp

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png