Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Kinh nghiệm làm việc

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

15-05-2020

Để tính được chi phí khấu hao doanh nghiệp có phương pháp tính khác nhau. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu về các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định nhé

phuong-phap-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh-1

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Là phương pháp có mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp này áp dụng được với tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Công thức khấu hao hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ : Thời gian trích khấu hao

Lưu ý: Thời gian trích khấu hao phải dựa vào khung quy định ( mục 1 phía trên )

Công thức khấu hao hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm : 12

Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:

Mức trích khấu hao theo tháng P/S = (Mức trích khấu hao theo tháng : Tổng số ngày của tháng P/S) X Số ngày sử dụng trong tháng

  • Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 10/07/2018, Công ty Touri Shop mua 01 máy photocopy Toshiba trị giá 60.000.000 đồng, chưa thuế VAT, được chiết khấu 1.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 1.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.

Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau: 

Xác định thời gian trích khấu hao: Máy photocopy Toshiba có thời gian sử dụng từ 7 - 15 năm. Vậy trích khấu hao trong vòng 10 năm

Nguyên giá : 60.000.000 – 1.000.000 +1.000.000 = 60.000.000 đồng

Mức khấu hao hàng năm: 60.000.000/ 10 = 6.000.000 đồng/ năm

Mức khấu hao hàng tháng: 6.000.000/12 = 500.000 đồng/ tháng

Mức khấu hao trong tháng 7:  (500.000/ 31ngày ) x 22 ngày = 354.838 đồng

Như vậy trong tháng 7 được trích 354.838 đồng vào chi phí, từ T8/2018 được trích 500.000 đồng và hàng năm được trích 6.000.000 đồng

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 2, TP.HCM

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Là phương pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa các điều kiện sau:

  • Là TSCĐ mới, chưa qua sử dụng.
  • Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.

Công thức tính khấu hao hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) =  (1: Thời gian trích khấu hao của TSCĐ)   X   100

phuong-phap-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh-2

Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm:

TSCĐ áp dụng được phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau:

  • Trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm.
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Công thức khấu hao hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm =  Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Công thức khấu hao hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng =  Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ : Số lượng theo công suất thiết kế

Trong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ

phuong-phap-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận Thủ Đức, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy ngoài việc nắm được các cách tính khấu hao tài sản cố định thì để quản lý tài sản tối ưu các doanh nghiệp cần nắm được chuẩn mực kế toán về tài sản cố định

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png