Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Kinh nghiệm làm việc

Quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

11-05-2020

Quy chế đào tạo nhân sự là những điều khoản giúp các nhà quản lý có thể điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đào tạo như chế độ, chính sách, phân công đảm nhiệm hay cách áp dụng trong doanh nghiệp. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp nhé

quy-che-dao-tao-nhan-su-trong-doanh-nghiep-1

Những yêu cầu khi xây dựng quy chế đào tạo nhân sự

Việc ban hành những hệ thống quy chế đào tạo nhân sự bài bản sẽ mang ý nghĩa to lớn đối với các nhà quản lý trong quá trình quản lý và điều hành tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và quyền lợi của nhân viên, việc xây dựng và áp dụng quy chết cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Tính hợp pháp: Các quy chế phải phù hợp với quy định của luật pháp và quyền lợi của nhân viên
  • Tính thực tế: Các nhà quản lý cần đảm bảo được tính phù hợp của quy chế với cac yêu cầu về quản lý, tình hình hoạt động cũng như mô hình, đặc điểm của doanh nghiệp mình.
  • Tính hiệu quả: Việc đưa ra những quy chế phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý, điều hành và xử lý hoạt động đào tạo kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận Tân Bình, TP.HCM

Nội dung cơ bản của quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Thông thường quy chế đào tạo doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung sau:

Chính sách đào tạo

Mục đích đào tạo nhân viên: đầu tư vào con người nhằm phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ý nghĩa công tác đào tạo doanh nghiệp: là một trong những chính sách ưu đãi của công ty đối với cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu phát triển của chính bản thân cán bộ công nhân viên.

Tính chất của chính sách đào tạo:

  • Đào tạo gắn liền với chiến lược phát triển công ty
  • Đào tạo với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo định hướng của công ty

quy-che-dao-tao-nhan-su-trong-doanh-nghiep-2

Những quy định chung

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Giải thích từ ngữ: Công ty, ban giám đốc, đơn vị, chi phí đào tạo,…

Mục tiêu đào tạo nhân viên

  • Tạo sự thích ứng giữa cán bộ công nhân viên với công việc mới
  • Nâng cao tính ổn định và chất lượng đội ngũ nhân viên : bồi dưỡng kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết giúp cán bộ công nhân viên hoàn thiện năng lực để thực hiện có hiệu quả hơn chức trách, nhiệm vụ.
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp: nội dung đào tạo vượt lên khỏi phạm vi công việc hiện tại nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn để chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp, mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai của cán bộ công nhân viên tại công ty.

Những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo doanh nghiệp

Thẩm quyền ký duyệt trong đào tạo

Hình thức đào tạo: Nêu rõ các hình thức, quy trình đào tạo quản lý, nhân viên… áp dụng tại công ty.

  • Đào tạo nội bộ: là hình thức đào tạo bắt buộc chủ yếu thông qua việc thực hành, kèm cặp, đào tạo những kiến thức thực tiễn liên quan đến công việc của cán bộ công nhân viên ngay tại công ty do chính cán bộ công nhân viên công ty hướng dẫn.
  • Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo bắt buộc trong đó cán bộ công nhân viên được cử tham gia các khóa đào tạo trong nước hoặc ngoài nước, do đơn vị đào tạo bên ngoài tổ chức hoặc phối hợp với công ty tổ chức.
  • Tự đào tạo: công nhân viên tự đào tạo vào những ngành và lĩnh vực hoạt động của công ty nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu công việc hiện tại hoặc yêu cầu cao hơn.

Nội dung, giáo trình đào tạo nhân viên

Thời gian đào tạo

Điều kiện tham gia huấn luyện đào tạo

Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong đào tạo

  • Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên được đào tạo
  • Quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên tham gia giảng dạy
  • Quy định về hỗ trợ chi phí đào tạo

Tổ chức các chương trình đào tạo

  • Nội dung trọng tâm của chương trình huấn luyện đào tạo
  • Cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo
  • Đánh giá khóa học
  • Báo cáo kết quả đào tạo
  • Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

Trách nhiệm thực hiện, xử lý vi phạm, điều khoản thi hành

  • Xử lý vi phạm trong đào tạo
  • Trách nhiệm thực hiện đào tạo theo từng phòng ban
  • Điều khoản thi hành

quy-che-dao-tao-nhan-su-trong-doanh-nghiep-3

Xem thêm thoogn tin tuyển dụng tại Củ Chi, TP.HCM

Hy vọng qua bài viết trên của Sieunhanh.com các bạn đã hiểu được nội dung cơ bản của một bộ quy chế đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Tùy theo tình hình cũng như yêu cầu của mỗi doanh nghiệp mà các bạn có thể triển khai, xây dựng quy chế sao cho phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png