Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Quy trình quản lý nhân sự

Kinh nghiệm làm việc

Quy trình quản lý nhân sự

30-03-2020

Mỗi doanh nghiệp có một mô hình, cách thức quản lý, các quy định khác nhau nên việc xây dựng quy trình nhân sự cần căn cứ vào quy mô, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh để xây dựng quy trình quản lý nhân sự phù hợp. Cùng Sieunhanh.com tham khảo qua quy tình quản lý nhân sự nhé

quy-trinh-quan-ly-nhan-su-1

Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự

Một hệ thống quản lý nhân sự tốt là khi lãnh đạo cần thông tin về bất cứ một nhân sự nào hệ thống đều có thể cung cấp đầy đủ trong vòng 5 phút. Việc quản lý nhân sự hiệu quả không nhất thiết phải phụ thuộc vào phần mềm mà có thể dựa vào cách xây dựng và quản lý dữ liệu của bộ phận nhân sự. Nhà quản lý có thể triển khai bằng cách:

  • Xây dựng bảng theo dõi thông tin nhân sự theo từng phòng ban, bộ phận bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, kinh nghiệm, quê quán,  ưu nhược điểm…
  • Xây dựng một file hồ sơ theo dõi tuyển dụng để có thể tuyển chọn được những ứng cử viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu công việc ở các bộ phận. 
  • Bảng theo dõi về khả năng của nhân viên để đưa ra quy trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên, từ đó có thể phân bổ nhân viên ở những vị trí phù hợp.
  • Bảng theo dõi lương: giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được mức lương cụ thể của từng nhân viên để có những điều chuyển mức lương phù hợp cho từng vị trí.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 10, TP.HCM

Xây dựng quy trình quản lý nhân sự chính xác

Để xây dựng được quy trình quản lý nhân sự rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào mô hình của mỗi một doanh nghiệp. Nó có thể được xem là một bản đồ chiến lược nhân sự, bao gồm: 

  • Quy trình tuyển dụng và phỏng vấn nhân sự
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo cũng như quy trình điều chuyển nhân sự cho các phòng ban
  • Các chế độ đãi ngộ
  • Những nội quy, quy định được áp dụng tại doanh nghiệp
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

quy-trinh-quan-ly-nhan-su-2

Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng nhân viên

Đây được xem là biện pháp quản lý nhân sự rất hiệu quả mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Bởi việc xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho từng nhân viên sẽ giúp họ có định hướng về công việc một cách rõ ràng; không bị choáng ngợp hay áp lực khi bắt đầu công việc. Qua đó, người quản lý cũng có thể bám sát được hiệu quả công việc của nhân viên một cách dễ dàng hơn, từ đó để đưa ra một lộ trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên. Với cách quản lý này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc chuyên môn cao đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.

Hướng dẫn cách thức làm việc cho nhân viên mới

Đối với những nhân viên khi mới bắt đầu tới doanh nghiệp của bạn, họ rất dễ bị hoang mang, bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Vì vậy, người quản lý cần hướng dẫn nhân viên mới cách thức làm việc cụ thể hoặc giao cho những nhân viên cũ hướng dẫn công việc kể cả đó là công việc chuyên môn. Bởi mỗi môi trường làm việc các doanh nghiệp đều có yêu cầu và cách thức làm khác nhau. Việc hướng dẫn cách thức làm việc cho nhân viên mới sẽ giúp họ hòa nhập với môi trường mới dễ dàng, từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn để bắt đầu công việc một cách hiệu quả.

Chính sách thưởng phạt rõ ràng

Để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài ba, một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn “giữ chân” nhân tài đó là bạn phải xây dựng được một kế hoạch thưởng phạt rõ ràng. Bởi với những người làm việc hiệu quả khi được nhận một phần thưởng xứng đáng họ sẽ cảm thấy công sức, cống hiến của họ được ghi nhận, họ sẽ có tinh thần làm việc tốt hơn. Còn đối với những nhân viên làm việc kém hiệu quả khi bị khiển trách hoặc bị phạt họ sẽ nhận ra sai lầm của mình và không tái phạm nữa. 

Hệ thống văn bản áp dụng trong công ty

Hệ thống quy phạm nội bộ của một công ty bao gồm các quy chế, quy trình, quy định và các văn bản mang tính bắt buộc chung trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động hoặt từng hành vi cụ thể.  Việc xây dựng quy phạm nội bộ cần dựa vào thực tế và phải phù hợp với thực tiễn. Mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng nên cách xây dựng không giống nhau. Tuy nhiên, có một số văn bản chung được áp dụng ở nhiều công ty đó là nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận/đơn vị trực thuộc, quy chế khen thưởng… Chính hệ thống quy phạm nội bộ sẽ điều phối hoặc giúp những con người trong doanh nghiệp tự động điều phối, điều chỉnh bản thân, từ suy nghĩ, hành vi, quá trình thực hiện công việc.

quy-trinh-quan-ly-nhan-su-3

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Thep Dick Brown, Giám đốc điều hành của Công ty hệ thống dữ liệu điện tử EDS – một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dữ liệu điện tử đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp chi phối hành vi của mọi người trong tổ chức, và người lãnh đạo sẽ nhận được những hành vi của người khác theo cách mà họ tạo ra”. Quả thật, bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì khó đứng vững được. Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại.  Cốt lõi của văn hóa là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.  Để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, các công ty có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Xác định và thống nhất triết lý quản lý và kinh doanh.
  • Bước 2: Đánh giá động lực cá nhân, môi trường động lực chung của doanh nghiệp và thống nhất “Bộ hành vi ứng xử” cho các cá nhân trong doanh nghiệp.
  • Bước 3: Đánh giá và đề xuất những thay đổi về qui trình và qui định quản lý.
  • Bước 4: Đánh giá và đề xuất phương hướng xây dựng hệ thống trao đổi thông tin.
  • Bước 5: Tổng hợp và đề xuất các phong trào bề nổi và các nghi lễ, nghi thức của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận Tân Phú, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về quy trình quản lý nhân sự hi vọng rằng các bạn có thể xây dựng được một bộ quy trình như ý và phù hợp với công ty. Chúc các bạn thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png