Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Tài chính doanh nghiệp là gì?

Kinh nghiệm làm việc

Tài chính doanh nghiệp là gì?

28-04-2020

Mọi quyết định đưa ra trong một doanh nghiệp đều có ý nghĩa tài chính và bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc sử dụng tiền đều là quyết định tài chính của doanh nghiệp. Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi-1

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp là một trong công cụ quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp sử dụng thông tin tài chính của công ty để giúp quản lý dòng tiền doanh nghiệp và phục vụ cho các hoạt động tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp bao gồm việc đọc báo cáo tài chính và kết nối các dấu chấm giữa báo cáo lợi nhuận và lỗ. Từ đó tạo ra bảng cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ.

Nếu những báo cáo chỉ ra sự thiếu hụt nguồn vốn, tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp các công cụ để lập kế hoạch chiến lược nhằm thu hẹp khoảng cách này lại.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 6, TP.HCM

Công việc của tài chính doanh nghiệp

Đọc báo cáo tài chính

Công việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp ở đây chính là đọc bảng sao kê lợi nhuận và thua lỗ cho biết doanh nghiệp của bạn có kiếm được nhiều hơn chỉ tiêu hoặc ngược lại hay không.

Bảng cân đối sẽ chỉ rõ ra lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng tới giá trị thực của công ty bạn tại một thời điểm cụ thể.

Các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về cách mà các quỹ tiền tệ chảy vào doanh nghiệp của bạn theo thời gian.

Tài chính doanh nghiệp đan xen các thông tin này vào với nhau. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có lợi nhuận nhưng không có vốn lưu động, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn thấy được tiền của bạn đã đi đâu.

Ví dụ: Tổng khoản thu của bạn có thể cao nhưng không bền vững. Bạn có thể cải thiện dòng tiền bằng cách chủ động hơn trong việc thu hồi các khoản tiền nợ.

Lập kế hoạch chiến lược

Tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng giúp cho việc lập kế hoạch chiến lược, cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng tài chính giúp thực hiện các dự án và kế hoạch.

Nếu như bạn có ý định giới thiệu một sản phẩm mới, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn biết cần phải chi trả bao nhiêu ngoài mặt bằng, tổng hợp thông tin về nghiên cứu và phát triển, nâng cấp tiếp thị và chi phí thiết bị. Tài chính doanh nghiệp cũng giúp bạn dự đoán và tính toán ra số lượng sản phẩm mới bạn phải bán ra để bù đắp chi phí ban đầu khi tung ra sản phẩm.

Các kế hoạch chiến lược được tạo ra như một phần của tài chính doanh nghiệp, nó giúp bạn xác định xem công ty của bạn có thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính dài hạn hay ngắn hạn hay không.

Quản lý các tùy chọn tài chính

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn về dòng tiền, tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu và đưa ra các tùy chọn tài chính cho bạn.

Bằng việc tính toán các khoản thanh toán tiền lãi và tiền gốc, kết hợp thông tin này với báo cáo tài chính hiện tại và trong tương lai, bạn sẽ có các lựa chọn mức vay phù hợp nhất và lên kế hoạch trả nợ.

Kế hoạch và chiến lược này sẽ giúp bạn có thể sở hữu nhiều tiền hơn trong thời gian dài. Tuy nhiên để thực hiện được những công việc trên thành công nhất đòi hỏi bạn phải sở hữu kỹ năng tài chính doanh nghiệp.

tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi-2

Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp:

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất phức tạp, phong phú và đa dạng, muốn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì trước hết phải hiểu rõ được các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước:

Quan hệ này phát sinh dưới hình thái tiền tệ, theo hai chiều vận động ngược nhau. Đó là: Ngân sách Nhà nước góp phần hình thành vốn sản xuất kinh doanh (tuỳ theo mức độ và loại hình sở hữu doanh nghiệp); Ngược lại doanh nghiệp phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định để hình thành Ngân sách Nhà nước.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính:

Các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng ) là cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người cần vốn để đầu tư kinh tế. Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp đi vay vốn của các tổ chức tín dụng đồng thời trả chi phí cho việc sử dụng vốn đi vay đó .

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường:

Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ với thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường phân phối đầu ra.Thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó doanh nghiệp xác định số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội và thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí bỏ ra thấp nhất , đứng vững và liên tục mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong nền kinh tế thị trường, ngoài các yếu tố nêu trên, các doanh nghiệp còn phải tiếp cận với thị trường vốn. Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn dài hạn bằng việc phát hành chứng khoán như kỳ phiếu, cổ phiếu, đồng thời có thể kinh doanh chứng khoán để kiếm lời trên thị trường này.

Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp:

Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là các quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa quyền sử dụng vốn và sở hữu vốn. Các quan hệ này được biểu hiện thông qua các chính sách tài chính của doanh nghiệp như chính sách phân phối thu nhập, chính sách về cơ cấu vốn, về đầu tư và cơ cấu đầu tư.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với hộ gia đình:

Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thu hút sức lao động, tiền vốn của các thành viên hộ gia đình để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp phải trả tiền lương, lãi suất cho họ.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài:

Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp vay, cho vay, trả nợ và đầu tư với các tổ chức kinh tế nước ngoài.

tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Hy vọng với bài viết này của Sieunhanh.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tài chính doanh nghiệp và những công việc chính của nó. Chúc các bạn thành công trong công việc của mình

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png