Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Turnover rate là gì? Cách tính tỷ lệ Turnover rate

Kinh nghiệm làm việc

Turnover rate là gì? Cách tính tỷ lệ Turnover rate

27-03-2020

Tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) là một chỉ số quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí – lợi nhuận mà còn phản ánh sự ổn định và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết rõ hơn về Turnover rate nhé

turnover-rate-la-gi-cach-tinh-ty-le-turnover-rate-1

Turnover rate là gì?

Turnover rate là tỷ lệ lao động nghỉ việc trên tỷ lệ lao động trung bình tại một công ty trong một khoảng thời gian cố định (1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm)

Cách tính toán tỷ lệ Turnover rate

Lựa chọn khoảng thời gian mà bạn muốn tính toán tỷ lệ Turnover rate

Tính toán số lượng nhân viên ban đầu và số lượng nhân viên cuối giai đoạn đó. Sau khi cộng lại sẽ chia cho hai, và thương số là số nhân viên trung bình

Tiếp đó lấy số lượng nhân viên đã nghỉ việc chia cho số lượng nhân viên trung bình và nhân cho 100 sẽ ra được tỷ lệ Turnover rate

Xem thêm thông tin việc làm tại Quận 4, TP.HCM

Những kinh nghiệm giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Để giảm tỷ lệ Turnover rate và lựa chọn được những nhân viên ưu tú và thúc đẩy sự phát triển của công ty. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham khảo:

Thuế đúng người

Trong quá trình phỏng vấn và tuyển dụng, cần lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Cần xem xét tới kỹ năng và đam mê nghề nghiệp cũng như sự thích ứng của ứng viên đối với công ty. Đồng thời họ phải là những người phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc tại đây. Bởi vì nếu không thể thích ứng được thì họ sẽ sớm rời đi

turnover-rate-la-gi-cach-tinh-ty-le-turnover-rate-2

Lương và chế độ đãi ngộ tốt

Việc trả lương cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Một người lao động thường sẽ quan tâm nhiều tới mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty. Bạn có thể tham khảo về mức lương trung bình trên thị trường cũng như những đãi ngộ của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, với nhân viên làm việc lâu năm thì cũng nên có những chế độ lương bổng và thưởng hợp lý. Để thể hiện được sự tôn trọng và đánh giá cao năng lực của họ. Tạo động lực làm việc và tránh được tỷ lệ Turnover cao.

Khen ngợi

Bất cứ một nhân viên nào đều mong muốn nhận được sự khen ngợi và công nhận mỗi khi họ hoàn thành xuất sắc công việc và dự án được giao. Hãy luôn tìm cách khen ngợi và cổ vũ nhân viên trong mọi tình huống.

Việc được tôn trọng và công nhận về tài năng và năng lực làm việc sẽ là nguồn động lực vô tận cho nhân viên. Giúp thu hẹp khoảng cách, tạo mối quan hệ lao động bền chặt. Qua đó, sẽ giữ nhân viên làm tại công ty lâu hơn

Tạo cơ hội phát triển sự nghiệp

Nếu sự đình trệ trong công việc kéo dài quá lâu và không có bất kỳ cơ hội nào thì khả năng cao là những nhân viên này sẽ tìm kiếm các công việc mới. Hầu hết các nhân viên đều muốn dùng kiến thức và kỹ năng của mình trong việc. Nhờ đó họ có thể phát triển sự nghiệp thay vì dậm chân tại chỗ.

Là một nhà lãnh đạo sáng suốt bạn nên tìm kiếm và mở rộng cơ hội phát triển cho nhân viên. Thúc đẩy là khích lệ họ làm việc để tiến tới những vị trí xa hơn trong tương lai. Đánh giá được khả năng của nhân viên và tiến cử đối với những ứng viên tiềm năng.

Lịch làm việc linh động

Có thể nói rằng hiện nay, các công việc không cần đòi hỏi nhân viên phải có mặt tại công ty theo lịch trình cố định hàng tháng. Việc linh hoạt trong thời gian làm việc sẽ giúp nhân viên cân bằng được công việc và cuộc sống.

Không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ hệ thống làm việc nhưng trong một số trường hợp bạn cần linh động. Bố trí sắp xếp hợp lý để nhân viên làm việc hiệu quả nhất. Hoặc có thể bạn cũng nên quan tâm tới khoảng thời gian dùng bữa trưa và sáng của nhân viên. Linh động chúng sao cho nhân viên luôn nằm trong trạng thái tốt nhất về mặt tinh thần và sức khỏe

turnover-rate-la-gi-cach-tinh-ty-le-turnover-rate-3

Tham khảo thêm thông tin tuyển sinh tại Quận Gò Vấp, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về Turnover rate để tránh những rủi ro trong khâu kiểm soát nhân sự, bạn cần hiểu rõ về turnover rate, nắm bắt những lý do nhảy việc phổ biến và cách hạn chế tình trạng nhảy việc của nhân viên.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png