Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Account Executive là gì? Công việc của Account Executive

Kinh nghiệm làm việc

Account Executive là gì? Công việc của Account Executive

18-12-2019

Account executive là gì? Những công việc liên quan đến khách hàng. Nhưng họ không phải là sale, cũng không hoàn toàn là bộ phận chăm sóc khách hàng. Thực sự, account executive làm những công việc gì?  Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết rõ hơn về Account Executive 

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-1

Account Executive là ai?

Account executive là người nắm rõ chuyên môn và một bức tranh tổng quan của một dự án, và cam kết mang đến kết quả bằng sự chuyên nghiệp của mình.

Vì vậy, account executive là người cần phải “vững tay chèo”, vượt qua tất cả những định kiến và cảm xúc của khách hàng, để tư vấn và cùng khách hàng tìm ra cách thực hiện tối ưu. Account executive luôn phải tự nhủ rằng mình là người biết điều gì tốt nhất cho khách hàng, và cố gắng hết sức vì điều đó.

Trong ngành quảng cáo và marketing, những người giữ chức vụ account executive thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng. Account executive được xem như cầu nối giữa công ty và khách hàng hiện tại, có nhiệm vụ quản lý những vấn đề phát sinh hàng ngày và bảo đảm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-2

Từ “executive” ở trong cụm từ này có ý là “execute” (thực hiện) – nghĩa là người đảm nhận vị trí này chịu trách nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (execute) trong công việc quảng cáo (ví dụ như chọn kênh truyền thông, phân phối, đàm phán hợp đồng …) Account executive cũng được giao nhiệm vụ mang về nhiều khách hàng hơn cho công ty để tăng doanh thu. Account executive thường có 1 đến 2 trợ lý và báo cáo cho account supervisor/account manager tương ứng và/hoặc cho giám đốc dịch vụ/account director của khách hàng. Việc báo cáo này phụ thuộc vào quốc gia và khách hàng mà người account executive làm việc cho. Ví dụ như ở Tây Ban Nha, một người account executive có thể tự mình phát triển những chiến dịch rất quan trọng.

Account Executive là làm những gì?

Công việc của người Account executive tập trung vào kĩ năng giao tiếp với khách hàng, quản lý tiến độ dự án và liên kết giữa khách hàng cùng với nhóm thực hiện. Đây là một công việc đầy khó khăn nhưng không kém phần hứng thú.

Những việc làm hàng ngày của vị trí này, bao gồm 3 nhóm việc chính :

Nhóm công việc liên quan về giao tiếp

  • Gặp gỡ và liên lạc với khách hàng để thảo luận và xác định yêu cầu marketing của họ.
  • Làm việc với các công ty quảng cáo đối tác nhằm đưa ra một chiến dịch digital marketing phù hợp với nhu cầu, ý tưởng và ngân sách của khách hàng.
  • Làm việc với account manager để brief (tường thuật công việc) cho bộ phận truyền thông (media), sáng tạo (creative), nghiên cứu (research), và hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing.
  • Làm cầu nối liên lạc giữa khách hàng và công ty bằng cách thường xuyên liên lạc với cả hai phía, bảo đảm việc giao tiếp diễn ra thật hiệu quả:
  • Trao đổi với khách hàng và nhân viên của công ty về chi tiết của tiến độ dự án.
  • Nhận sản phẩm từ team thực hiện và trao đổi với khách hàng. Lấy các phản hồi của họ cũng như tư vấn cho Khách Hàng hướng thực hiện hợp lý và đúng đắn
  • Trao đổi với team thực hiện để cải tiến sản phẩm và làm khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-3

Nhóm công việc liên quan về hoạch định và quản lý

  • Xây dựng proposal, gặp gỡ và thuyết trình với khách hàng về ý tưởng và ngân sách của dự án để đạt được hợp đồng.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo và dự báo về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện dự án, tận dụng và phân bổ nhân lực dự án.
  • Đảm nhiệm một phần hoặc tham gia vào toàn bộ chiến dịch truyền thông thương hiệu.
  • Quản lý dự án mình chịu trách nhiệm.

Nhóm công việc liên quan về tài chính và thủ tục

  • Soạn thảo đề xuất dịch vụ, báo giá, hợp đồng, form mẫu, bản thuyết trình … phục vụ cho công việc.
  • Giám sát ngân sách thực hiện hàng tháng của khách hàng hoặc theo hợp đồng.
  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để thực hiện việc thống kê và báo cáo định kỳ.

Những tố chất cần có của một Account Executive là gì?

Không phải ai cũng phù hợp với nghề Account Executive bởi đặc thù ngành Account cũng cần những tố chất nhất định để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là những tố chất cần có của một Account Executive “lành nghề”:

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-4

Kiến thức chuyên môn giỏi và kỹ năng nắm bắt nhanh

Để phát triển trong ngành thì việc nắm vững chuyên môn, các kiến thức cũng như quy trình công việc là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Account Executive phải là người có chuyên môn nhất định về tổ chức sự kiện (nếu làm trong một công ty tổ chức sự kiện) để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất và khả thi cho cả khách hàng lẫn công ty họ, vừa thuyết phục được khách hàng bằng những am hiểu và kinh nghiệm của mình trên lĩnh vực này ngay cả khi không có bộ phận Event đi cùng hỗ trợ. Việc lắng nghe và nắm bắt thông tin nhanh cũng rất cần thiết khi trao đổi và đàm phán với khách hàng, điều này thể hiện bạn hiểu rõ yêu cầu của khách để cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp như yêu cầu họ mong muốn.

Kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc

Vì công việc của một Account Executive là cầu nối giữa client và agency nên một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu đó chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau, từ đồng nghiệp đến đối tác. Những Account Executive giỏi rất nhanh chóng và nhất quán trong việc chia sẻ thông tin quan trọng. Đó có thể là cập nhật thông tin chiến dịch cho client hay tình hình của client cho đồng nghiệp để sử dụng trong các dự án hoặc báo cáo tình hình của các client lớn cho ban giám đốc. Về phía agency, một Account Executive giỏi luôn làm việc chăm chỉ để agency có thể vận hành tốt, cải thiện doanh thu. Là người biết cách làm thế nào để báo giá dự án chính xác nhất và sau đó sử dụng nguồn lực của team để thực thi dự án đảm bảo phạm vi ngân sách đã được báo cho client. Không những thế, để trở thành một account executive giỏi, bạn cần sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và chịu được áp lực công việc cao.

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-5

Ý tưởng sáng tạo không ngừng

Account Executive là người biết dành thời gian để nghiên cứu, khảo sát về client, ngành hàng, đối tượng mục tiêu, thông điệp… để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ cho client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì bạn không thể áp đặt những ý tưởng cũ cho một chiến dịch mới và thế giới Marketing, xu hướng luôn thay đổi buộc bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức mỗi ngày. Khi bạn không có ý tưởng mới sáng tạo mà cứ đi theo lối mòn, sớm muộn bạn cũng sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Account executive phải biết cách để định vị agency của mình thật tốt cũng như đưa ra những giải pháp sáng tạo giúp cho client nổi bật trên thị trường.

Có khả năng hoạch định kinh tế

Account Executive còn làm những công việc như: giám sát ngân sách thực hiện khách hàng, soạn thảo báo cáo theo dõi tiến độ, các chỉ số đo lường các chiến dịch hay sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để thực hiện việc thống kê và báo cáo định kỳ…. Có thể bạn sẽ hơi “choáng ngợp” vì sự đa năng công việc mà Account Executive làm nhưng trách nhiệm luôn đi đôi với quyền lợi, đâu phải ngẫu nhiên mà Account Executive là vị trí không thể thay thế trong các công ty quảng cáo. Con đường sự nghiệp của Account Executive sẽ khó khăn và lắm thử thách đỏi hỏi sự kiên trì nhưng phần thưởng cũng rất xứng đáng cả về sự tôn trọng, phúc lợi trong công ty cũng như những cơ hội cá nhân phát triển bản thân. Rất nhiều nhân sự sau khi nắm giữ vị trí Account của những tập đoàn quảng cáo lớn tự tin bắt đầu công ty quảng cáo riêng của mình

Xem thêm 1000 việc làm tại Minh Hưng, Bình Phước

Các vị trí trong ngành Account Management từ thấp đến cao:

  • Account Executive : Đây là vị trí cơ bản khởi đầu trong nghề Account Management của một Agency(công ty quảng cáo). Nhiệm vụ chính là liên hệ tư vấn, thực hiện và quản lý thực thi dự án cho khách hàng.
  • Account Manager : Sau khi làm việc từ 2-3 năm tùy theo năng lực thì Account Executive sẽ trở thành Account Manager. Đây là giai đoạn để bạn hoàn hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức để có thể hiểu rõ và có cái nhìn bao quát về ngành Account management.
  • Account Director: sau khi làm việc từ 5-6 năm với vị trí Account Manager, thì người Account Manager sẽ trở thành Account Director. Công việc của Account Director là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, giải quyết khi có sự cố xảy ra, quản lý bao quát các cấp thấp hơn đó là Account Manager và Account Executive.Vị trí này bạn sẽ gánh vác rất nhiều trách nhiệm và đây cũng là việc làm lương cao nhiều người ao ước có được.

account-executive-la-gi-cong-viec-cua-account-executive-6

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về Account Executive sẽ giúp các bạn đang có mong muốn tìm việc làm trong lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn các vị trí cũng như công việc cụ thể trong ngành Acccount Management, và có những quyết định đúng đắn trên con đường sự nghiệp của bản thân

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png