Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Cách tính lương hưu

Kinh nghiệm làm việc

Cách tính lương hưu

14-03-2020

Tiền lương khi nghỉ hưu luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, đặc biệt là những lao động có ý định nghỉ hưu trước tuổi. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu về cách tính lương hưu nhé

cach-tinh-luong-huu-1

Cách tính lương hưu năm 2020

Từ băn 2020, nhà nước cũng có một số quy định đổi mới như trong cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để tính lương hưu, cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối… Cụ thể:

Người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 thì được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước kỳ nghỉ hưu.

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất cũng có sự thay đổi khi từ 2020, lao động nam (55 tuổi) và lao động nữ (50 tuổi) suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mới đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Lương hưu của người lao động khi nghỉ hưu năm 2020 bằng 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (khoảng 18 năm đóng BHXH với nam và 15 năm với nữ), sau đó mỗi năm tính thêm 2%. Quy định này sẽ trả lời cho thắc mắc đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu hay đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu không của người lao động thời gian gần đây.

Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu:

Lương hưu tháng = Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%) x Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 1, TP.HCM

Đối với lao động nam:

  • Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Ông A làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

  • Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Ông B là công nhân khoan nổ mìn (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 16 năm đóng BHXH còn lại = 16 x 2% = 32%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Do đó, hàng tháng, ông B sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

  • Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

 

cach-tinh-luong-huu-2

Ví dụ: Giả sử năm 2025, ông C nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc. Lúc này, ông có 32 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

Do vậy, khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông C nhận được 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Đối với lao động nữ:

  • Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Bà D làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng BHXH.

Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm đóng BHXH còn lại = 15 x 2% = 30%.

Tổng hợp lại, lương hưu của bà D sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Trường hợp 2. Người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, người lao động suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu trước tuổi tiêu chuẩn (trường hợp 1) khi có đủ 20 năm đóng BHXH. Cụ thể:

  • Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Với quy định này có thể thấy, sự thay đổi của chính sách bảo hiểm chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên làm việc trong điều kiện bình thường, mà không ảnh hưởng tới những lao động khác.

Và như vậy, nếu nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Ví dụ: Bà E bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

Nếu nghỉ hưu đúng tuổi, bà E sẽ được hưởng 45% + 26% = 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà E lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng) nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà khi nghỉ hưu trước tuổi = 71% - 9% = 62% và bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

cach-tinh-luong-huu-3

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 7, TP.HCM

Lương hưu là khoản thu nhập quan trọng của mỗi công dân khi về già – thời điểm mà họ không còn khả năng lao động để tạo thu nhập nữa. Hy vọng với những thông tin mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ về cách tính lương hưu, bạn đã hiểu rõ về cách tính lương hưu cũng như các quyền lợi mà bản thân sẽ nhận được về sau.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png