Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Cách trình bày điểm yếu của bản thân trong CV xin việc

Kinh nghiệm làm việc

Cách trình bày điểm yếu của bản thân trong CV xin việc

06-12-2019

Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu có vẻ là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho câu hỏi này, bài viết dưới đây Sieunhanh.com sẽ cho bạn một cái nhìn khác về cách trình bày điểm yếu của bản thân trong CV  thể được "đẳng cấp" của người viết. Cùng theo dõi nhé!

cach-trinh-bay-diem-yeu-cua-ban-than-trong-cv-xin-viec-1

1. Điểm mạnh của bản thân là gì ?

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn giỏi
  • Đáng tin cậy, tính trung thực cao
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Trình độ ngoại ngữ tốt (Giỏi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung chẳng hạn )
  • Sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc
  • Sự sáng tạo
  • Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
  • Sự kiên nhẫn
  • Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
  • Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
  • Tính trung thực
  • Tính linh hoạt, nhạy bén, , hăng hái và nhiệt huyết với môi trường, công việc
  • Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp tốt
  • Sự chăm chỉ trong công việc
  • Sự nghiêm túc
  • Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
  • Sự năng động
  • Kỹ năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề tốt
  • Thành thạo kỹ năng tin học
  • Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật ( biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo,..)

Nếu bạn có những điểm mạnh đó thì thật may mắn, chúng sẽ là chìa khoá giúp bạn thành công hơn trong tương lai.

2. Điểm yếu của bạn là gì ?

Điểm yếu (Weaknesses) là những khuyết điểm, nhược điểm của bản thân mà bạn thấy không tự tin hay không phải thế mạnh của bạn. Điểm yếu thường bao gồm:

  • Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
  • Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
  • Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
  • Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
  • Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông
  • Ngại giao tiếp
  • Sống ích kỷ
  • Mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế
  • Những thói quen tiêu cực

3. Ưu nhược điểm của bản thân trong CV – Nên trình bày những gì?

Một CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đó phải là CV đặc biệt hơn, khác lạ hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc chung của việc trình bày một CV thông thường. Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt bạn, là con người bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đang “có” những gì.

cach-trinh-bay-diem-yeu-cua-ban-than-trong-cv-xin-viec-2

+ Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn. Điểm mạnh có thể là:

  • Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.
  • Tài lẻ: Nếu bạn có các tài lẻ thì bạn đúng là một nhân tố được chú ý. Bởi điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm một màu sắc khác để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Đừng ngại giấu diếm tài lẻ hoặc các đam mê lành mạnh khác của bạn thân ngoài công việc nhé.

Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,…

+ Điểm yếu trong CV: Bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV. Các nhược điểm này có thể là:

  • Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại
  • Trình độ tiếng Anh chưa tốt
  • Kỹ năng tin học chưa tốt
  • Không tự tin trước đám đông, sự khiêm tốn vì biết bản thân mình còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bạn quá coi trọng bản thân,…
  • Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm (nhưng hãy hứa là sẽ cố gắng hòa đồng khi được chọn vào làm việc tại công ty).

4. Cần lưu ý gì khi trình bày?

Để làm nổi bật được nội dung ưu nhược điểm của bản thân trong CV bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trình bày các ưu điểm gắn với công việc, không nên lan man, kể lể quá nhiều sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không đáng tin. Trình bày ưu điêm với những từ ngữ đơn giản, tránh “đao to búa lớn” không gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
  • Lựa chọn những điểm yếu không hoặc ít ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của vị trí bạn ứng tuyển. Hãy đưa ra các nhược điểm của cá nhân bạn. Nếu có nhược điểm nào có thể ảnh hưởng đến công việc, bạn hãy khéo léo thêm vào đó cách thức bạn đang cố gắng khắc phục nhược điểm đó như thế nào.
  • Bạn hãy luôn trung thực khi trình bày các nội dung trong CV. Bạn tuyệt đối không nên nói quá về những ưu điểm của mình bởi nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra sự trung thực của bạn qua buổi phỏng vấn. Vậy nên bạn đừng dại dột “nói dối” họ nhé!

5. Câu hỏi luôn có trong buổi phỏng vấn

Để có một hồ sơ xin việc đẹp không chỉ cần trau chuốt cách viết cv, cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn mà còn phải chuẩn bị một số mẹo đê có thể giúp bạn khắc phục được những câu hỏi từ nhà tuyển dụng đặt ra khi đi phỏng vấn. Một trong những câu hỏi kinh điển nhất nhà tuyển dụng hỏi "Anh chị hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của mình" .

cach-trinh-bay-diem-yeu-cua-ban-than-trong-cv-xin-viec-3

5.1. Trả lời câu hỏi ”Điểm yếu của bạn là gì?” trong buổi phỏng vấn

Trên thực tế, có những "điểm yếu" nhưng ẩn đàng sau là một ưu điểm, các bạn có thể khai thác các "điểm yếu" đó để ngầm giới thiệu "điểm mạnh" của mình một cách khéo léo cũng được. Không nhất thiết "điểm yếu" phải là "điểm yếu" thuẩn túy theo nghĩa đen. vd: Bạn làm việc quá tập trung, chú tâm, cầu toàn để hoàn thành công việc được giao nên đôi khi không chăm sóc bản thân cũng là một loại "điểm yếu" được hoan nghênh chẳng hạn... 

  • Bạn có nên trả lời thành thật những mặt hạn chế về bản thân?  
  • Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu, thành thật trong câu trả lời là rất tốt nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không nói những yếu tố liên quan đến kỹ năng mà bạn phải dùng trong vị trí bạn đang ứng tuyển. 

Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí Sales, Quan hệ khách hàng, và bạn trả lời rằng điểm yếu của bạn là ngại tiếp xúc với mọi người, không hòa đồng và không nhiệt tình thì nguy cơ bạn bị loại khỏi cuộc phỏng vấn là rất rất cao.  

Nên: 

    Ở đây bạn nên trình bày một số điểm yếu của bạn trước đó. Và bây giờ bạn đã khắc phục nó ra sao. Nên trình bày đi theo hướng tích cực 

Không nên: 

    "Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào cả" 
    "Tôi là người tham công tiếc việc" 
    "Tôi là người cầu toàn" 
    "Tôi là người không có điểm yếu nào cả" 
    "Tôi là người sợ ma" 

=> Nói tóm lại: Bạn không nên nói dối, không nên đưa ra các câu trả lời chung chung và chỉ đề cập đến các điểm yếu liên quan tới công việc. Hãy tập trung vào cách khắc phục giải quyết các điểm yếu của bạn. Bạn có thể nói về việc bạn vượt qua các điểm yếu của bạn như thế nào. 

5.2. Trả lời câu hỏi ”Điểm mạnh của bạn là gì?” trong buổi phỏng vấn

Bạn nên nêu ra một số điểm mạnh của bạn hiện nay có thể là: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực, giao tiếp... đồng thời nêu ra một số dẫn chứng cụ thể về điểm mạnh của bạn thay vì chỉ trình bày bằng những lời nói. 

Trong một buổi phỏng vấn, câu hỏi về điểm mạnh là cơ hội để bạn thể hiện, trình bày hết những điều bản thân bạn có khả năng làm tốt và làm giỏi. Câu hỏi này không có gì khó, tuy nhiên bạn cần trả lời một cách chuyên nghiệp để gây ấn tượng. 

cach-trinh-bay-diem-yeu-cua-ban-than-trong-cv-xin-viec-4

6. Mẹo xác định điểm yếu của bản thân và cách khắc phục   

  • Bạn có thể xác định được điểm yếu của mình thông qua những việc bạn làm không giỏi và qua đánh giá của người khác. 
  • Việc không thích làm, làm không giỏi: Hiển nhiên những việc bạn làm không giỏi hoặc những việc không đem lại cảm hứng cho bạn sẽ là cơ sở giúp bạn tìm ra điểm yếu của mình. Từ những thất bại trong công việc, bạn cần tự xem xét lại và rút ra nguyên nhân khiến bản thân chưa thực hiên được công việc đó, từ đó bạn sẽ thấy những điểm yếu mà bản thân cần khắc phục. 
  • Đánh giá của người khác (cấp trên,..): Tương tự như tìm điểm mạnh, bạn cần những lời góp ý, đánh giá chân thành từ những người ngoài cuộc để hiểu rõ hơn về bản thân mình. 

=> Cách khắc phục những hạn chế: Để khắc phục được nhược điểm của bản thân, không cách nào khác là bạn phải hiểu rõ được điểm yếu của mình và luôn nỗ lực khắc phục, có tinh thần cầu tiến ham học hỏi. Thất bại là mẹ của thành công, sau nhiều lần vấp ngã, thất bại, bạn sẽ tự hoàn thiện bản thân mình. 

cach-trinh-bay-diem-yeu-cua-ban-than-trong-cv-xin-viec-5

Không có ai là hoàn hảo cả, điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân người đó. Trên thực tế, nói về điểm yếu là một câu hỏi khá "dễ thương" và có nhiều cách để bạn đưa ra những câu trả lời cũng dễ thương không kém. Hy vọng qua bài viết mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách viết điểm yếu của bản thân cũng như chinh phục hành trình phỏng vấn nhé! Chúc bạn sớm nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng! 

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png