Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy)

Kinh nghiệm làm việc

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy)

23-04-2020

Một doanh nghiệp sẽ rất khó để tồn tại trong môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay nếu không có một chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều này đặc biệt trầm trọng đối với các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực mà khách hàng có vô số, hàng ngàn, hàng vạn lựa chọn. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

chien-luoc-canh-tranh-competitive-strategy-1

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy)

Chiến lược cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Strategy. Chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp các quyết định khác nhau về các yếu tố nền tảng - sản phẩm, thị trường và năng lực đặc biệt của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiến lược cạnh tranh còn được định nghĩa là kế hoạch dài hạn của một công ty cụ thể nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 5, TP.HCM

Ý nghĩa chiến lược cạnh tranh

Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản là chi phí thấp và khác biệt hoá. 

Kết hợp hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ hình thành nên ba chiến lược cạnh tranh tổng quát, đó là chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược tập trung.

chien-luoc-canh-tranh-competitive-strategy-2

3 Chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing không thể bỏ qua

Lợi thế cạnh tranh là những gì giúp một doanh nghiệp vượt trội hơn, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy tốt những yếu tố, năng lực của lợi thế cạnh tranh vốn có, doanh nghiệp cần nắm vững các chiến lược cạnh tranh nhằm phát triển công ty bền vững, hiệu quả trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa

Xác định một thuộc tính hoặc đặc tính làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo là yếu tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là yếu tố thúc đẩy trong chiến lược khác biệt hóa.

Nếu doanh nghiệp của bạn có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong suy nghĩ của người mua, doanh nghiệp có thể gặt hái những phần thưởng về doanh số cao hơn dựa trên giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, vượt qua các đối thủ trên thị trường. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể xây dựng nên sự khác biệt cho thương hiệu, đặc trưng của công ty khiến khách hàng nhớ tới.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp luôn cần phải luôn cập nhật xu hướng ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì sự khác biệt, tránh việc sản phẩm đã lỗi thời hoặc có sự sao chép từ đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược cạnh tranh về giá

Chiến lược cạnh tranh về giá là chiến lược mà doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp, bán được lượng hàng lớn, thị phần cao.

Ví dụ, một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có nhiều người tập luyện các môn thể thao và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này có nhiều khả năng mua nước tăng lực là yếu tố chính khiến công ty quyết định giảm giá sẽ là lợi thế.

Tuy nhiên, sự thay đổi về mặt công nghệ nhanh chóng ngày nay có thể khiến việc cắt giảm chi phí không thể vững bền trong một thời gian dài, lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và thất bại vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh này.

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Giống như chiến lược cạnh tranh về giá, chiến lược tập trung vào sự khác biệt nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, nhưng thay vì đưa ra mức giá thấp nhất cho người mua ở thị trường đó, một doanh nghiệp cung cấp một thứ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp đạt được chi phí thấp nhưng lại mang được sự khác biệt cao tới khách hàng.

chien-luoc-canh-tranh-competitive-strategy-3

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Tân Bình, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng thành công

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png