Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Hướng dẫn tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh chuẩn xác nhất

Hướng dẫn tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh chuẩn xác nhất

06-12-2019

Mỗi một nước đều có một mã ngành đăng ký kinh doanh khác nhau. Việt Nam cũng không ngoại trừ trong số đó. Để đăng ký thành lập doanh nghiệp các bản cần phải biết được mình hoạt động trong lĩnh vực nào để có thể tra ra mã ngành đăng ký kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình để thuận lợi trong công việc kê khai và làm hồ sơ với với các cơ quan đăng ký. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-1

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ra sao?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm:

  • Danh mục ngành nghề kinh doanh được ban hành kèm theo Phụ lục I quyết định 28/2018/QĐ-TTg
  • Nội dung chi tiết về nội dung hoạt động của từng ngành nghề trong mã ngành được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục II quyết định 28/2018/QĐ-TTg

Làm sao để biết doanh nghiệp kinh doanh gì?

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không còn hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước ngày 01/07/2015 (thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 được áp dụng), mà chỉ được ghi nhận trong giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Do đó khi:

Công ty mới thành lập không có tài liệu nào ghi nhận ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Toàn bộ thông tin ngành nghề được công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia và chỉ tra cứu được khi nhập mã số doanh nghiệp vào hệ thống.

Đối với công ty thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp, trong đó ghi nhận lại danh sách ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Bạn vẫn có thể tra cứu ngành nghề của bất cứ công ty nào khi có thông tin tại địa chỉ http://dangkykinhdoanh.gov.vn

Một số vướng mắc bạn có thể gặp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

Có một số ngành nghề chưa được quy định trên bảng mã ngành nghề kinh doanh như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí.

Ghi chép ngành nghề đăng ký thông minh. Ghi chép ngành nghề đăng ký thông minh

  • Một số ngành nghề mà phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.
  • Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
  • Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.

Hướng dẫn tra cứu nhanh ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế

Bước 1: Để tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế trước tiên bạn hãy truy cập vào website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-2

Sau đó hãy nhập mã số doanh nghiệp vào ô tra cứu, trường hợp không biết mã số doanh nghiệp thì có thể điền tên đầy đủ của công ty.

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-3

Bước 2:Sau khi tìm được đúng tên doanh nghiệp cần kiểm tra thì bạn hãy click chuột vào đó để có được những thông tin về doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên viết bằng tiếng nước ngoài
  • Tên viết tắt
  • Tình trạng hoạt động
  • Mã số doanh nghiệp
  • Loại hình pháp lý
  • Ngày bắt đầu thủ tục thành lập công ty
  • Tên người đại diện theo pháp luật
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Mã, ngành nghề kinh doanh (những mã ngành được bôi đậm là ngành nghề kinh doanh chính của công ty)

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-4

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-5

Như vậy, với cách tra cứu trên bạn không chỉ có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh mà còn tra cứu được tất cả các thông tin cần thiết nhất của công ty.

Lưu ý PHẢI ĐỌC về ngành nghề kinh doanh từ 20/08/2018

Bổ sung ngành nghề

Theo quy định mới của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì từ ngày 20/8/2018 các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc doanh nghiệp muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải đăng ký ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thay cho Quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

Do đó, đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/8/2018 mà nay có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh thì trước hết phải mã hóa những ngành nghề đã đăng ký theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg rồi mới được phép bổ sung ngành nghề mới (Có thể đồng thời cùng 01 bộ hồ sơ đăng ký mã hóa và bổ sung ngành nghề).

Mã hóa ngành nghề

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, không phải tất cả những ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước ngày 20/8/2018 đều phải mã hóa, mà chỉ ngành nghề nào có mã, tên ngành nghề hoặc phần chi tiết (Các mục nhỏ) khác so với ngành nghề trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mới phải mã hóa.

Cách để nhận biết những mã ngành phải mã hóa như sau:

huong-dan-tra-cuu-ma-nganh-dang-ky-kinh-doanh-chuan-xac-nhat-6

Khi bảng danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có các màu khác nhau như màu đỏ và màu xanh thì chứng tỏ doanh nghiệp phải mã hóa những ngành nghề đó. Ngành nghề bôi đỏ là có tên hoặc mã ngành đã được thay đổi, còn ngành màu xanh là có chi tiết khác so với quy định cũ.

Sieunhanh.com vừa chia sẻ với bạn về việc tra cứu cũng như những quy định mới về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho các doanh nghiệp.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png