Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Kỹ năng mềm là gì? Vai trò của kỹ năng mềm

Kinh nghiệm làm việc

Kỹ năng mềm là gì? Vai trò của kỹ năng mềm

14-03-2020

Hiểu được kỹ năng mềm là gì, bạn sẽ luôn biết cách đối phó và xử lý tình huống trong cuộc sống. Không chỉ cần thiết với những người đã đi làm mà tầm quan trọng của kỹ năng mềm với sinh viên đòi hỏi các bạn cần trau dồi, rèn luyện ngay từ bây giờ. Bạn đã sẵn sàng gặt thành công với kỹ năng mềm chưa? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

ky-nang-mem-la-gi-vai-tro-cua-ky-nang-mem-1

Định nghĩa về kỹ năng mềm.

Một cách tổng quát sách vở. Kỹ năng mềm là khả năng hòa nhập, hành vi ứng xử áp dụng được áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Vâng đọc xong chả hiểu kỹ năng mềm là gì. Vẫn mơ hồ như thế, không khái niệm, và định nghĩa. Với Trịnh Đức Dương Blog mọi chuyện phải rõ ràng.

Kỹ năng – mềm: Cụm từ được cấu thành từ 2 phần gồm kỹ năng và Mềm

  • Kỹ năng:  Là việc vân dụng kiến thức đã có để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong cuộc sống. Kỹ năng hình thành khi bạn đã có sẵn kiên thức nền nhất định. Có nghĩa rằng bạn phải học kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
  • Mềm:  Là sự mềm dẻo, khéo léo. Ở đây mềm chỉ sự khéo léo, linh hoạt, tinh tế để giải quyết thấu đáo và hiệu quả công việc.
  • Định nghĩa: Kỹ năng mềm là việc vận dụng kiến thức đã có một cách linh hoạt, mềm dẻo để giải quyết những tình huống công việc cụ thể. Việc kết hợp kiến thức và kỹ năng tạo ra hiệu quả công việc cao hơn. Tính “Mềm” thuộc phạm trù cá nhân, nó hình thành do trải nghiệm riêng mang đậm dấu ấn riêng của chủ thể sở hữu nó.

ky-nang-mem-la-gi-vai-tro-cua-ky-nang-mem-2

Vai trò của kỹ năng mềm

Thực tế cho thấy, phần lớn những người thành công chỉ sở hữu khoảng 25% kỹ năng chuyên môn, 75% còn lại chính là kỹ năng sống. Kỹ năng mềm cần trải qua thời gian rèn luyện mới đạt được kết quả tốt, do đó, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo kết hợp mở lớp đào tạo kỹ năng mềm cho học viên nhằm giúp các bạn trẻ dần hoàn thiện bản thân.

Khả năng chia sẻ, xử lý tình huống tốt giúp bạn tạo ra nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống, là yếu tố bổ trợ hàng đầu cho các kỹ năng cứng. Theo một nghiên cứu gần đây, hơn 90% danh sách những người giàu có nhất thế giới đều sở hữu kỹ năng mềm nhất định. Từ đó, họ tạo ra những đột phá trong công việc và cuộc sống.

Tham kahro thêm thông tin tuyển sinh tại Quận 10, TP.HCM

Các dạng kỹ năng mềm

Thái độ lạc quan:

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.

Biết làm việc theo nhóm:

Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

Giao tiếp hiệu quả:

Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
  • Đừng tỏ ra bồn chồn
  • Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực
  • Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề
  • Phát âm chính xác
  • Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường

ky-nang-mem-la-gi-vai-tro-cua-ky-nang-mem-3

Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác:

Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan  trọng nhưng việc bạn làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém. Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.

Luyện kỹ năng sáng tạo:

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:

Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.

Ứng phó với cảm xúc căng thẳng:

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kĩ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.

Làm chủ và tự đánh giá bản thân:

Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình.

Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân.

Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác:

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

Đa năng và biết ưu tiên công việc:

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

ky-nang-mem-la-gi-vai-tro-cua-ky-nang-mem-4

Biết nhìn nhận toàn diện:

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Bình Tân, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy những kỹ năng mềm này không phải tự nhiên có mà sẽ được hình thành trong quá trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn còn thiếu hoặc thấy mình chưa có những kỹ năng này thì cũng đừng quá lo lắng, từ từ bạn sẽ tất cả những kỹ năng trên. 

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png