Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẫu CV Mẫu CV chuyên nghiệp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Mẫu CV

Mẫu CV chuyên nghiệp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

06-12-2019

Với nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn năm nhất, năm hai hoặc những người chưa ứng tuyển làm việc bao giờ thì khái niệm về CV xin việc làm còn khá là xa lạ. Ngay cả khi từng đọc tìm hiểu về CV xin việc làm rồi thì các bạn ấy vẫn chưa biết mục đích lớn nhất của CV là gì và cách viết CV chuẩn xác chuyên nghiệp. Cùng Sieunhanh.com tham khảo qua một vài mẫu CV chuyên nghiệp nhé

Mẫu CV chuyên nghiệp

Mẫu CV là tài liệu giới thiệu của bản thân người ứng tuyển. CV phải phản ánh được kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn đối với đơn vị tuyển dụng. Bản CV sạch sẽ, không có lỗi chính tả, định dạng chuyên nghiệp chính là sự thể hiện khả năng và sự chuyên nghiệp của bạn, là tiền đề cho sự thành công của bạn khi đi xin việc

CV xin việc cần thông tin gì? 

Thông tin cá nhân

  • Họ và tên: Chú ý viết hoa họ và tên của bạn, không dùng biệt danh để thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng
  • Ngày tháng năm sinh.
  • Số điện thoại: Chọn số bạn thường xuyên liên lạc với mọi người
  • Link Facebook của bạn.
  • Địa chỉ email: Lưu ý địa chỉ email của bạn cũng cần phải thể hiện sự nghiêm túc, tránh trường hợp email như: chuotcon@gmail.com, girlchungthuy@gmail.com, boycodon@gmail.com,...nghe rất trẻ con đúng không?
  • Chỗ ở hiện tại: Nêu nơi ở hiện tại của bạn, nghiên cứu kỹ về khoảng cách từ chỗ bạn ở tới công ty trước khi muốn nộp CV xin việc vào một vị trí tại công ty nào đó.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng về công việc của bạn trong tương lai cùng với lộ trình cụ thể bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu đó. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc, bạn cần trình bày đủ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn có thể tham khảo bài viết mục tiêu nghề nghiệp của chúng tôi, bài viết sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc.

Trình độ học vấn

Ở mục này, bạn cần nêu rõ về những yếu tố sau:

  • Trường đại học/ cao đẳng,... bạn đã theo học.
  • Chuyên ngành bạn theo học.
  • Bằng cấp/ chứng chỉ bạn đạt được trong suốt thời gian học, loại bằng mà bạn nhận được, điểm tích lũy GPA.
  • Các khóa đào tạo bên ngoài trường học bạn tham gia và những chứng chỉ đạt được.

Kinh nghiệm làm việc

Có thể nói đây là một trong số những mục quan trọng nhất của CV xin việc làm bởi nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên dày dặn kinh nghiệm làm việc thực tế. 

Với một ứng viên nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nhà tuyển dụng không cần mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại trước khi bắt đầu công việc, ứng viên đó sẽ nhanh chóng nắm bắt và vào luồng công việc nhanh hơn một người chưa có kinh nghiệm. 

Khi trình bày về kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu rõ công ty bạn từng làm, cụ thể là làm tại vị trí và khoảng thời gian nào. Đặc biệt, bạn cần nêu rõ những công việc bạn từng làm tại vị trí trước đó, và qua mỗi công việc thì bạn học hỏi được những kinh nghiệm và rút ra điều gì. 

Kỹ năng 

Ở phần này, bạn cần đưa ra những kỹ năng của bản thân đã tích lũy qua một quá trình học tập và rèn luyện: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề... và chấm điểm cho từng kỹ năng. Tùy thuộc vào từng kỹ năng bạn tự đánh giá bản thân kỹ năng đó hiện tại mình đang như thế nào. Đánh giá kỹ năng trên CV xin việc như là 1 cách gián tiếp bạn giúp nhà tuyển dụng hiểu được kỹ năng của bạn hiện tại năng lực đó như thế nào. 

Trình độ ngoại ngữ

Với một CV xin việc thiết kế đẹp và ấn tượng, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, nếu bạn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm, giỏi kiến thức chuyên môn mà lại có một trình độ tiếng Anh xuất sắc thì nhà tuyển dụng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

Sở thích cá nhân

Tại sao cần cho mục sở thích cá nhân vào CV xin việc của bạn? Sở thích sẽ tạo lên màu sắc cho CV xin việc, nó phần nào thể hiện thói quen, lối sống của bạn là tích cực hay tiêu cực, cho thấy tính cách của bạn. Đặc biệt nếu sở thích của bạn ảnh hưởng tích cực tới công việc bạn ứng tuyển thì thật tuyệt vời đúng không? Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên du lịch mà sở thích của bạn là phiêu lưu, đi tới những vùng đất lạ, khám phá, học hỏi những điều mới mẻ thì bạn đã đang ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.

Hoạt động

Trong phần này, bạn hãy nêu ra tất cả những hoạt động bạn từng tham gia để thể hiện bản thân là người năng động, nhanh nhẹn, thích tham gia các sự kiện, chương trình, hoạt động của tổ chức, bạn có nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ... Những hoạt động trong phần CV sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng khi ở vòng lọc hồ sơ

Giải thưởng

Nếu trong quá trình học bạn có tham gia cuộc thi gì thì bạn cần nêu ra đầy đủ, kèm theo giải thưởng bạn đạt được trong cuộc thi đó. Ví dụ tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học,...

Mẹo viết CV xin việc giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác

Trích dẫn một câu nói bạn tâm đắc

Câu nói bạn tâm đắc sẽ phần nào phản ánh tư tưởng và suy nghĩ của bạn. Bổ sung câu nói tâm đắc là một cách giúp CV online free của bạn trở lên “chuyên nghiệp” hơn đó.

Tạo ấn tượng tốt đầu tiên

Trong mẫu CV xin việc với bất cứ những ngành nghề nào bạn cũng cần chỉ rõ giá trị của bản thân sẽ đem đến cho nhà tuyển dụng. Phần mở đầu mẫu CV bạn có thể dùng để tạo sự thu hút và chú ý của nhà tuyển dụng, hãy nhắc đến những thế mạnh của bản thân và thành tích của mình, những kinh nghiệm và chuyên môn hay đưa ra những tiêu chuẩn về nghề nghiệp hay công việc của bạn.

Làm rõ, chú ý mục tiêu nghề nghiệp

Chúng tôi xin một lần nữa nhấn mạnh rằng “mục tiêu nghề nghiệp” là rất quan trọng trong một CV xin việc, nó giúp nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn của bạn, xem xét liệu bạn có gắn bó với công ty lâu dài hay không. Vì vậy đừng quên bổ sung mục tiêu nghề nghiệp bạn nhé!

Nêu bật năng lực chuyên môn, kỹ năng và thành tích của bản thân

Việc nhấn mạnh sở thích cũng như kinh nghiệm hay những kỹ năng và thành tích của chính mình cho nhà tuyển dụng biết là điều rất cần thiết. Bạn cần bổ sung thêm những đức tính tốt của mình đặc biệt cần thiết cho công việc để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cũng thật sự muốn biết bạn có phù hợp với công việc mà họ tuyển hay không, qua chuyên môn và trình độ của bạn họ sẽ đánh giá tốt điều đó.

Tập trung nói về những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn coi là thế mạnh

Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có những kỹ năng gì liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, tại sao họ nên thuê bạn và đừng quên rằng kỹ năng của bạn nên tập trung vào lợi ích của công ty.

Sử dụng những ngôn từ trang trọng khi viết mẫu CV tiếng Anh

Khi viết mẫu CV tiếng Anh, bạn nên dùng văn phong trang trọng thay vì sử dụng những từ ngữ suồng sã, thân mật trong văn nói.

Liệt kê nhiều hoạt động bạn từng tham gia

Liệt kê các hoạt động để cho thấy bạn là một ứng viên nhanh nhẹn, năng động, tích cực và nhiệt tình với mọi công việc

CV xin việc cần dễ đọc, dễ hiểu, viết rõ ràng, xúc tích nhất có thể

Bạn cần đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng của bản CV xin việc, dù là mẫu Cv xin việc bằng tiếng Anh hay CV xin việc mẫu tiếng Việt thì bạn cũng nên sử dụng từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu. Không nên sử dụng các thành ngữ, thuật ngữ hay các từ rút gọn, ẩn dụ, ví von không cần thiết trong cv xin việc. Những vấn đề về điều chỉnh phông chữ hay trùng lặp thông tin bạn cũng cần xem xét thật kỹ lưỡng. Bạn cũng nên viết cô đọng nội dung, không lan man dài dòng để nhà tuyển dụng dễ nắm bắt ý mà bạn muốn nói, nhưng bạn cũng đừng viết ngắn cụt ngủn nhé!

Độ dài của mẫu CV xin việc

Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của mình mà bạn có thể dự tính mức độ dài của cv xin việc. Nếu bạn là người có kinh nghiệm, những mẫu CV xin việc cho người có kinh nghiệm có thể dài hai trang giấy, tuy nhiên mẫu CV xin việc sinh viên mới ra trường chỉ dài 1 trang giấy là hợp lý nếu trường hợp bạn đã từng làm ở nhiều nơi. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với bạn vì kinh nghiệm của bạn

Sai lầm cần tránh khi viết CV xin việc

Sai lỗi chính tả

Đây là điều cấm kỵ, khi viết CV xin việc bạn cần đặc biệt chú ý vào chính tả của mình, bởi nếu bạn viết sai chính tả nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn chưa thật sự cẩn thận, chưa mong muốn làm công việc mà bạn ứng tuyển.

Liệt kê quá nhiều sở thích

Đặc biệt là những sở thích có tương tác 1 chiều như xem TV, nghe nhạc,.. bạn không nên liệt kê quá nhiều vì nó hoàn toàn không có ích gì, thay vào đó hãy liệt kê sở thích giúp bạn trở lên phù hợp với công việc.

Nêu kỹ năng một cách không trung thực

Đừng cố liệt kê nhiều kỹ năng gồm cả những kỹ năng bạn không thật sự biết, bởi nếu bạn vượt qua vòng CV xin việc thì đến vòng phỏng vấn họ sẽ hỏi bạn kỹ về những kỹ năng đó, khi đó bạn không biết thì thật là không hay chút nào!

CV quá nhiều kiểu chữ và màu sắc lòe loẹt

Một số kiểu chữ dễ nhìn nhất như Times New Roman, Arial, Serif, Garamond,... chúng tôi khuyên bạn nên dùng 1 kiểu chữ, dùng tối đa là 2 kiểu chữ. Màu sắc của CV không nên lòe loẹt

Mẫu CV chuyên nghiệp

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-1

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-2

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-3

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-4

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-5

mau-cv-chuyen-nghiep-tao-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-6

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về mẫu CV chuyên nghiệp chắc hẳn bạn đã biết cách viết CV một cách chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn có một mẫu CV thật chuyên nghiệp và ấn tượng

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png