Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẫu CV Mẫu CV xin trợ giảng tiếng Anh chất lượng chuyên nghiệp

Mẫu CV

Mẫu CV xin trợ giảng tiếng Anh chất lượng chuyên nghiệp

06-12-2019

Bạn là sinh viên, bạn tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình và muốn kiếm thêm thu nhập dựa vào việc làm trợ giảng tiếng anh. Hãy thiết kế cho mình 1 bản CV xin việc trợ giảng tiếng Anh để khởi đầu sự nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cùng Sieunhanh.com tham khảo qua cách viết qua mẫu CV xin việc trợ giảng tiếng Anh

Trợ giảng tiếng Anh là nghề gì?

Trợ giảng tiếng Anh (teaching assistant) là người hỗ trợ giáo viên chính (thường là người bản xứ) trong lớp học tiếng Anh. Trợ giảng cần phối hợp ăn ý với giáo viên để giúp học viên cải thiện trình độ. Họ có thể cùng giáo viên thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động, giải đáp những thắc mắc trong quá trình học tập của học viên.

Trợ giảng đóng vai trò cực kì quan trọng vì trong lớp học, mỗi học viên sẽ có 1 trình độ khác nhau. Giáo viên chính không thể một mình quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ cho từng người. Trợ giảng sẽ giúp giáo viên cân bằng mọi thứ trong lớp học, khi ấy, giáo viên chỉ có nhiệm vụ chính là truyền tải kiến thức tới học viên mà thôi.

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-1

Nghề trợ giảng là lựa chọn của nhiều sinh viên, có thể là ngay từ năm nhất Đại học chứ không cần đợi đến năm 3, 4. Nó vừa mang đến thu nhập ổn định đồng thời tạo có cơ hội, môi trường giúp họ hoàn thiện trình độ tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp. Bạn được tiếp xúc liên tục với người nước ngoài, đọc nhiều sách tiếng Anh, khả năng tiếng Anh lưu loát hơn, đó là điều dễ hiểu. Tới khi ra trường, họ đã nắm trong tay lượng lớn kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tự tin ứng tuyển vào các vị trí chính thức cả trong lẫn ngoài ngành sư phạm.

Công việc cụ thể của 1 trợ giảng tiếng Anh

Việc làm cụ thể của 1 trợ giảng tiếng Anh phụ thuộc vào yêu cầu của từng trung tâm, đối tượng theo học nhưng nhìn chung có những công việc như:

  • Ổn định lớp
  • Kiểm tra lại kiến thức cũ
  • Giải đáp thắc mắc về bài giảng, dịch lời của giáo viên nếu học viên chưa hiểu
  • Cập nhật sổ liên lạc hằng ngày (học sinh nhỏ tuổi)
  • Quản lý học sinh ra nơi phụ huynh đưa đón (học sinh nhỏ tuổi)

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-2

  • Tiếp đón, trao đổi với phụ huynh khi cần (học sinh nhỏ tuổi)
  • Trao đổi qua điện thoại với phụ huynh để nắm tình hình học tập của học viên. (học sinh nhỏ tuổi)
  • Quản lý, bao quát lớp khi tham gia các hoạt động ngoại khóa (outdoor activities) như đi sở thú, xem phim… (học sinh nhỏ tuổi)

Để trở thành trợ giảng tiếng Anh cần những yếu tố nào?

  • Có trình độ tiếng Anh khá trở lên.
  • Tính kiên nhẫn, chịu khó: Quản lý trẻ em chưa bao giờ là việc dễ dàng và không chỉ kiên nhẫn với học viên mà còn với cả phụ huynh khó tính.
  • Ăn nói lịch sự, khéo léo, biết cách thuyết phục để khuyến khích tinh thần học tập của học viên, đi học và làm bài tập đầy đủ.
  • Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, team building bởi các bạn sẽ phải quản lý từ 10 – 20 học sinh.

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-3

  • Quý mến trẻ em: Chỉ khi yêu thương “con nít” thì bạn mới có động lực thực sự để giúp đỡ các em, bỏ qua sự nghịch ngợm, mắc lỗi của chúng.
  • Năng động, sôi nổi, nhiệt huyết.
  • Thích tương tác, giúp đỡ mọi người.
  • Biết cách tổ chức và quản lí lớp học.
  • Có khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho người khác.

Cách viết CV trợ giảng tiếng anh

Thông tin cá nhân (Personal Information)

Dù không phải là phần quan trọng nhất nhưng đây là phần không thể thiếu trong mọi CV. Thông tin cá nhân sẽ được đặt đầu CV trợ giảng tiếng Anh. Nội dung của phần này chủ yếu là để giới thiệu cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản của ứng viên. Bạn cần nêu lên họ tên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ, email. Vì là CV bằng tiếng Anh nên hãy viết mọi thứ theo đúng chuẩn Anh ngữ.

Học vấn (Education Background)

Tương tự như những CV khác, sau phần thông tin cá nhân sẽ là phần học vấn. Bạn hay liệt kê những thông tin liên quan đến quá trình học của mình. Trong phần này sẽ có ngành học, trường, khoa học, loại tốt nghiệp. Bạn có thể liệt kê nhiều thông tin miễn sao chúng có liên quan đến công việc trợ giảng của bạn. Lưu ý là nên đưa những ngành học nào đó chính, cốt lỗi sau đó mới đến những khóa học thêm (nếu có).

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-4

Kinh nghiệm làm việc (Experience)

Sau hai phần mở đầu trên, chính là phần quan trọng nhất trong CV – kinh nghiệm làm việc. Kinh nghiệm làm việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy quá trình làm việc, công tác của bạn từ trước đến nay. Người có kinh nghiệm làm việc dày dặn luôn được đánh giá cao. Nội dung trong phần này sẽ có tên công ty ban đang hoặc từng công tác, vị trí công việc, thời gian làm việc và những việc làm cụ thể mà bạn làm.

Với công việc trợ giảng, đa phần ứng viên là sinh viên mới ra trường nên phần kinh nghiệm khá ít thậm chí, các bạn còn chưa từng làm việc chính thức ở đâu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể đưa nơi mình từng thực tập hoặc công việc cộng tác vào thay thế.

Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc nên được liệt kê theo thứ tự thời gian ngược. Tức là từ những công việc mới nhất đến những việc cũ nhất.

Chứng chỉ và bằng cấp 

Đối với CV xin việc trợ giảng thì chứng chỉ và bằng cấp cũng là một trong những cách để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Chứng chỉ và bằng cấp như là cách để khẳng định năng lực của bạn. Hãy liệt kê những chứng chỉ cũng như bằng cấp của bạn. Nhưng cần chú ý chỉ liệt kê những gì có liên quan đến công việc trợ giảng của bạn.

Trên đây là những phần chính của CV trợ giảng tiếng Anh. Ngoài những phần trên còn có những phần phụ khách như mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, giải thưởng, điểm mạnh và điểm cần khắc phục…

Một số điểm cần lưu ý

Khi viết CV, để đảm bảo CV đúng chuẩn bạn cần chú ý những điều sau:

  • CV luôn phải được trình bày ngắn gọn. Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian nên nếu CV của bạn quá dài dòng rất dễ bị bỏ qua. Hãy viết CV sao cho ngắn gọn, tập trung vào ý chính, không viết lan man.
  • Hình thức CV nên trang nhã, không quá lèo loẹt gây khó chịu cho người xem
  • Dù là CV tiếng Việt hay tiếng Anh cũng cần đảm bảo đúng chính tả. Nhất là công việc trợ giảng thì yêu cầu này lại càng cao hơn. Hãy đọc thật kỹ để đảm bảo CV của mình không mắc bất kì lỗi ngữ pháp hay chính tả nào.

Mẫu CV xin trợ giảng tiếng anh

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-5

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-6

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-7

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-8

mau-cv-xin-tro-giang-tieng-anh-chat-luong-chuyen-nghiep-9

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về mẫu CV xin trợ giảng tiếng Anh hi vọng bạn có một mẫu CV thật ấn tượng và tìm được một công việc thật ưng ý

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png