Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẫu CV Mẫu CV xin việc kiến trúc sư gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Mẫu CV

Mẫu CV xin việc kiến trúc sư gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

07-12-2019

Mẫu CV xin việc dành cho kiến trúc sư bao gồm những nội dung gì và cách trình bày ra sao là câu hỏi đang được rất nhiều người đặt ra khi có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư. Bạn có thể tham khảo mẫu CV xin việc dành cho kiến trúc sư của Sieunhanh.com để có thêm các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo nhằm thiết kế cho mình một bản CV cá nhân hoàn thiện nhất.

Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng

Thông tin cá nhân

Không một cv xin việc của bất kỳ ngành nghề nào được bỏ qua phần này, nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là ai và chẳng biết làm cách nào để liên lạc với bạn khi họ cảm thấy hài lòng với khả năng của bạn cho công việc. Phần này không yêu cầu quá cao nhưng phải đảm bảo đủ, chính xác và không quá dài dòng, đừng mang cả một lý lịch trích ngang dài lê thê vào đây nhé.

Ảnh trong mục thông tin cá nhân nên dùng ảnh rõ mặt, tốt nhất là ảnh kiểu chân dung nghiêm túc, đừng dùng ảnh selfie.

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-1

Mục tiêu nghề nghiệp

Tại mục mục tiêu nghề nghiệp này hãy tóm tắt những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của bạn khi quyết định theo đuổi nghề kiến trúc sư, lúc trình bày hãy thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ cần có của một kiến trúc sư và cũng thể hiện được sự đam mê dành cho công việc này của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng không nên viết quá xa vời, hãy căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để đưa ra mục tiêu phù hợp.

Kinh nghiệm làm việc

Đây chính là phần quan trọng nhất trong mẫu CV xin việc kiến trúc sư. Khi viết mục kinh nghiệm làm việc những dự án, những công ty bạn đã từng làm việc và đóng góp công sức, đi cùng với chức vụ, thời gian làm việc hãy sắp xếp theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất. Chọn lọc những kinh nghiệm thật sự liên quan đến vị trí kiến trúc sư mà bạn đang muốn được nhận để đưa vào cv, tránh nếu dài dòng. CV của bạn chỉ nên dài trong khoảng 2 trang A4 mà thôi.

Kiến trúc sư là nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao nên việc nhấn mạnh vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất tiếp theo mới đến là kỹ năng.

Trong mục kinh nghiệm làm việc này cần nêu rõ: công ty, chức vụ, vị trí làm việc, thời gian làm việc, các công việc đã phụ trách. Nếu được hãy nêu rõ những kĩ năng bạn học được từ dự án này, chỉ liệt kê những kỹ năng bạn thực sự sử dụng và thời gian bạn sử dụng chúng.

Học vấn

Hãy nêu cụ thể ngành bạn theo học, trường đại học và thời gian bạn theo học. Nếu bạn đạt được tấm bằng giỏi ở một trường đại học lớn và liên quan đến ngành nghề bạn đang ứng tuyển thì bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ngay tại mục này, nhà tuyển dụng cũng sẽ có niềm tin vào năng lực, trình độ chuyên môn của bạn hơn.

Còn nếu bạn học một ngành không liên quan đến kiến trúc sư hay xây dựng thì những kinh nghiệm bạn có được trong nghề chính là chiếc chìa khóa giúp bạn được nhà tuyển dụng ấn tượng và chú ý.

Kỹ năng

Trong phần kỹ năng, tùy vào từng vị trí sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau và bạn cần có một số kỹ năng nhất định như sau:

  • Thành thục, sử dụng tốt những phần mềm chuyên ngành như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe, Etabs…
  • Thành thạo tin học văn phòng, đây chính là một kỹ năng cơ bản mà nghề kiến trúc sư hay bất kỳ nghề nào khác.
  • Ngoại ngữ cũng là điều bạn sẽ được nhà tuyển dụng chú ý đặc biệt là tiếng Anh.
  • Kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý, khả năng tiếp thu công nghệ mới, làm việc nhóm. Sự cẩn thận, kiên nhẫn, cầu tiến, ham học hỏi, giao tiếp, trình bày tốt, chịu áp lực công việc là những điều bạn nên trình bày trong phần này.

Những công việc của Kiến trúc sư phải làm

Thiết kế quy hoạch

  • Khảo sát hiện trạng thực tế về hệ thống đường xá, điện nước, phân bổ dân cư
  • Vạch ra đề cương công việc, tiến hành thiết kế, bước đầu vẽ ra mặt bằng, mặt đứng và phối cảnh.
  • Hoàn thiện hồ sơ thiết kế, đưa lên chủ đầu tư, lãnh đạo, cơ quan chức năng để kiểm duyệt.

Thiết kế kiến trúc công trình

  • Đi thực địa, lên ý tưởng, vạch kế hoạch làm việc, thiết kế hình mẫu.
  • Kết nối với các kỹ sư liên quan, hoàn thành hồ sơ và bảo vệ ý tưởng trước chủ đầu tư, nhà chức trách, lãnh đạo…
  • Sau khi ý tưởng được thông qua và tiến hành thi công, kiến trúc sư phải giám sát công trình sát sao, tránh xảy ra sai sót

Thiết kế cảnh quan

  • Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan chuyên biệt và cảnh quan đô thị.
  • Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp cảnh quan (cây cối, hồ nước, thảm có, nên đường…) trong một chỉnh thể hài hòa.
  • Ngoài ra cần có sự ăn ý về kiến thức sinh thái, thực vật học để thiết kế được ăn khớp với môi trường thiên nhiên.

Thiết kế nội thất

  • Nắm bắt tâm lý, thảo luận sở thích cá nhân, nhu cầu sử dụng của người sở hữu công trình để tìm ra phương hướng thiết kế hợp lý nhất.
  • Thiết kế không gian. chọn lựa nội thất (bàn ghế, giường, tủ, đèn, đồ trang trí) và bố trí chúng.

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-2

Những tố chất cần thiết khi xin việc kiến trúc sư

Năng khiếu

Muốn vào học trường kiến trúc, bạn phải trải qua môn thi năng khiếu là vẽ. Tuy nhiên, năng khiếu mỹ thuật của sinh viên kiến trúc không yêu cầu cao như sinh viên ngành mỹ thuật. Đối với ngành kiến trúc, năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn năng lực vẽ. Tuy vậy, bạn cũng cần biết vẽ. Vì vẽ là phương tiện chủ yếu để thể hiện ý tưởng kiến trúc của bạn.

Khả năng đọc và tự học

Kiến trúc là lĩnh vực mà bạn không thể chỉ học ở trường. Muốn thành công, bạn cần có khả năng tự đọc, tự học và sự nỗ lực vươn lên không ngừng.

Niềm đam mê

Với ngành này năng khiếu thôi là chưa đủ. Bạn cần phải có niềm đam mê với nghề thì mới có thể trụ vững trước những điều kiện khắc nghiệt và khó khăn vấp phải.

Những thách thức khó khăn trong nghề kiến trúc sư

Khi quyết định dấn thân vào nghề kiến trúc sư, bạn phải học cách tự vượt qua mọi thông lệ và sự dễ dãi nếu muốn khẳng định mình. Nếu như nhà thơ, họa sĩ có thể xuất thần làm nên một kiệt tác. Thì đối với kiến trúc sư, giây phút thăng hoa đó mới chỉ là bước đầu phác thảo. Từ đây đến khi hoàn thành tác phẩm kiến trúc là chặng đường rất dài, phải trải qua vất vả, kiên trì và dẻo dai lắm mới đến đích.

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-3

Hơn nữa, tác phẩm kiến trúc thường được bày ra trước công chúng và bị công chúng đánh giá. Bạn cần phải có bản lĩnh để đứng vững trước dư luận, có trách nhiệm để luôn hãnh diện với tác phẩm của mình, để người sử dụng hài lòng với công trình và không làm lãng phí tiền xây dựng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, mới chỉ vậy mà đã chùn bước thì bạn sẽ chẳng thể làm được gì. Hãy nhớ, đam mê chính là chìa khóa để bạn vững bước trên con đường sự nghiệp này.

Mẫu CV xin việc kiến trúc sư

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-4

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-5

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-6

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-7

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-8

mau-cv-xin-viec-kien-truc-su-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-9

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về mẫu CV xin việc kiến trúc sư hi vọng các bạn có được một bản CV hoàn chỉnh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và thành công trong công việc mình đã chọn.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png