Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Biểu mẫu Mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Biểu mẫu

Mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục nhất

12-12-2019

Khi muốn xin nghỉ việc, chắc hẳn ai cũng đau đầu không biết nên viết đơn xin nghỉ việc như thế nào để có thể "đẹp lòng" cả đôi bên. Đơn xin nghỉ việc sẽ giúp bạn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp, sự tôn trọng với công ty và giúp cho quá trình nghỉ việc được thuận lợi và chuẩn mực hơn. Tham khảo ngay các mẫu đơn xin nghĩ việc chuẩn 2019 và hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp mà Sieunhanh.com chia sẻ dưới đây để hoàn tất thủ tục nghĩ việc của mình nhé!

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-1

1. Các loại đơn xin nghĩ việc

1.1 Đơn xin nghĩ việc file word hoặc viết tay

Một người có cách làm việc chuyên nghiệp sẽ thể hiện trong cả quá trình xin nghĩ việc hay từ chức của mình, đơn xin nghĩ việc dù viết tay hay định dạng word cũng cần đầy đủ các thông tin, đúng quy chuẩn

Trong mẫu đơn thôi việc này, cần viết thời gian nghĩ việc rõ ràng, cam đoan công việc bàn giao được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình, ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.

1.2 Xin nghỉ việc không lương

Đây là đơn xin nghỉ việc áp dụng cho các trường hợp nghỉ việc gấp như ốm đau, có việc riêng, không đủ thời gian bàn giao lại công việc... Bạn hãy nêu rõ lý do của mình cùng thiện chí nghỉ việc không lượng để nhận được sự thông cảm từ phía quản lý, tránh vi phạm hợp đồng vì những việc đó là lý do bất khả kháng.

1.3 Xin nghỉ việc tạm thời

Dù bạn nghỉ việc tạm thời sau đó quay lại công ty thì cũng cần viết đơn xin nghỉ. Cách viết đơn xin nghỉ trong trường hợp này là thông báo tới công ty để nhận được sự đồng ý, tránh vi phạm hợp đồng và bị xử phạt. Ngoài ra nếu như bạn có lý do chính đáng thì có thể nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của đồng nghiệp và công ty.

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-2

2. Lý do viết đơn xin nghỉ việc

Dù là trường hợp nào bạn cũng cần nêu rõ lý do xin nghỉ việc. Chúng ta cùng tìm hiểu những lý do viết đơn xin nghỉ việc nào là hợp lý và chính đáng nhất và những lý do không chính đáng cần tránh nhé!

2.1 Lý do xin nghỉ việc chính đáng

  • Mong muốn thay đổi môi trường làm việc.
  • Định hướng phát triển không phù hợp với công ty.
  • Thay đổi địa chỉ, không thuận tiện đi làm tại công ty.
  • Chế độ đãi ngộ không tương xứng với công sức bỏ ra.
  • Không có cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Mâu thuẫn với cấp trên không thể hòa giải.
  • Bận đi học không thể tập trung cho công việc.
  • Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.
  • Có cơ hội việc làm tốt hơn.
  • Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.

2.2 Lý do xin nghỉ việc không chính đáng

  • Gia đình không cho làm việc.
  • Không hòa nhập được với đồng nghiệp.
  • Vì những lý do buồn phiền cá nhân.
  • Không thích lịch làm việc của công ty.
  • Công việc hiện tại nhàm chán.

Xem thêm: Tìm kiếm việc làm xuân thới thượng

3. Các mẫu đơn xin nghĩ việc chuẩn nhất hiện nay

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-3

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-4

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-5

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-6

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-7

4. Quy trình xin nghỉ việc đúng luật

4.1 Thông báo nghỉ

Đầu tiên bạn cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ. Bạn cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn, hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật.

Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.

4.2 Bàn giao công việc và tài sản

Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty bạn để lại. Bạn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.

4.3 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự

Đơn xin nghỉ việc cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng dù cho bạn có bất đồng với cấp trên hay không. Ngoài ra khi kết đơn bạn cần chúc cho sự phát triển của ban giám đốc và công ty. Việc viết đơn xin nghỉ việc khéo léo sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người có trách nhiệm và được đánh giá cao.

4.4 Tuân theo hợp đồng lao động

Nếu tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của công ty, hoặc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định thì người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Không được nhận trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng đến một tháng tiền lương.
  • Có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.
  • Gặp khó khăn khi xin việc tại công ty mới.

Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy trình xin nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.

Xem thêm: Cập nhật tình hình tuyển sinh xã chơn thành

mau-don-xin-nghi-viec-thuyet-phuc-nhat-8

Một vài thông tin về mẫu đơn xin nghỉ việc hay nhất và những lưu ý khi xin nghỉ việc trên đây hy vọng rằng bạn sẽ nhanh chóng có được mẫu xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất và ấn tượng nhất với người nhận đơn nhé! Đừng quên đồng hành trong các bản tin tiếp theo tại Sieunhanh.com nhé!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png