Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Nguồn nhân lực là gì? Vai trò của nguồn nhân lực

Kinh nghiệm làm việc

Nguồn nhân lực là gì? Vai trò của nguồn nhân lực

27-04-2020

Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty. Vậy vai trò của nguồn nhân lực là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

nguon-nhan-luc-la-gi-vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-1

Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực là tên gọi cho những con người sẽ tạo nên lực lượng lao động ở một tổ chức, nền kinh tế hay là khu vực kinh doanh. Con người làm việc, chính là một nguồn nhân lực, nhưng vốn của con người khi làm việc sẽ coi trọng đến nhiều thứ khác như là lợi nhuận cá nhân, tăng trưởng kinh tế.

Nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước sẽ do bộ phận nhân sự (phòng phụ trách nhân sự) là bộ phận quản lý trực tiếp nguồn nhân lực. Theo đó, họ sẽ có nhiệm vụ là giám sát nhiều khía cạnh khác nhau từ việc làm, đế ý thức của nhân lực họ quản lý. Họ sẽ phải tuân thủ theo luật lao động, làm việc đúng với tiêu chuẩn của việc làm cũng như quản lý về lợi ích mà nhân viên nhận được.

Thực tế, nếu muốn một doanh nghiệp làm ăn phát triển hiệu quả thì vai trò của nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Bởi họ chính là người góp công sức vào thực hiện những ý tưởng mà CEO đưa ra, họ chính là người biến ý tưởng đó thành hiện thực. Vậy nên, việc lựa chọn nguồn nhân lực, đào tạo ra nhân lực là điều mà xã hội quan tâm hơn cả. 

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Nhà Bè, TP.HCM

Đặc điểm nguồn nhân lực

Hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam- nữ khá cân cân bằng.
  • Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm.
  • Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ còn chưa hợp lý giữa thành thị – nông thôn, giữa các vùng, miền lãnh thổ; các thành phần kinh tế và giữa các ngành kinh tế.
  • Nguồn nhân lực Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và thời gian lao động thấp ở khu vực nông thôn không.
  • Nguồn nhân lực Việt Nam có năng suất lao động và thu nhập thấp.
  • Nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, bố trí không đều, sức khỏe vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường.

nguon-nhan-luc-la-gi-vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-2

Vai trò của nguồn nhân lực

Như chúng ta đã biết, xét đến cùng yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có những người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Như vậy vai trò của nguồn nhân lực xuất phát từ vai trò quan trọng của con người trong sự phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.

Con người là động lực của sự phát triển

Các nguồn lực khác như vón,tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, vị trí địa lý…là những khách thể, chịu sự khai thác cải tạo của của con người. Các nguồn lực này tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn phát huy tác dụng phải có sự kết hợp với nguồn lực con người ,thông qua hoạt động có ý thức của con người. Con người với tất cả những năng lực, phẩm chất tích cực của mình, bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo…tác động vào các nguồn lực khác và gắn kết chúng lai để tạo ra hoạt động lao động phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính con người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lượng sản xuất thì con người lai là nhân tố tạo ra các tư liệu lao động hiện đại, sử dụng, khai thác đưa chúng vào hoạt động lao động nếu không những nguồn lực khác đó chỉ là những vật chất vô tri vô giác

Như vậy để xã hội thực sự phát triển thì động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó chính là năng lực của con người. Chính vì vậy cần phải sử dụng và khai thác hợp lý sao cho nguồn nhân lực thực sự là động lực to lớn, hữu ích cho sự phát triển.

Con người là mục tiêu của sự phát triển

Con người luôn hướng tới sự Chân-Thiện-Mỹ, chính vì vậy bất kể một hoạt động nào của con người đều có mục đích cụ thể, rõ ràng. Mọi hoạt động sản xuất hàng hoá đang diễn ra cũng nhằm mục đích cuối cùng là thoã mãn tối ưu lợi ích của người tiêu dùng, làm cho cuộc sống của con người không những đầy đủ về vật chất mà còn thỏa mãn cả về tinh thần. Như vậy nhu cầu tiêu dùng tức là lượng tiêu dùng của cải vật chất, tinh thần của con người có tác động quyết định tới việc cung hàng hoá trên thị trường. Việc sản xuất cung ứng nhiều hay ít hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu của con người, mà theo thời gian nhu cầu của con người lại vô cùng phong phú, đa dạng nên đặt ra yêu cầu hàng hoá sản xuất phải phong phú về số lượng cũng như chủng loại. Do vậy phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là vì con người.

Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội

Con người bằng những năng lực vốn có của mính đã tác động vào thiên nhiên, chinh phục và cải tạo chúng để phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ xong không đơn thuần việc tác động đó chỉ nhằm mục đích tồn tại. Trong hoạt động lao động của mình, con người luôn sáng tạo, tích luỹ nhằm hoàn thiện, phát triển bản thân mình hơn. Do vậy cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì bản thân con người cũng phát triển theo chiều hướng tích cực.

nguon-nhan-luc-la-gi-vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-3

Xem thêm thông tin tuyển sinh tại Quận 7, TP.HCM

Trên đây là những thông tin mà Sieunhanh.com muốn chia sẻ với bạn về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong các tổ chức. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png