Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Quy chế là gì? Yếu tố để tạo nên quy chế

Kinh nghiệm làm việc

Quy chế là gì? Yếu tố để tạo nên quy chế

03-02-2020

Mỗi cơ quan, tổ chức hay công ty doanh nghiệp nào cũng cần có một quy chế riêng thể hiện những nguyên tắc, chế độ làm việc, quan hệ công tác,… để đảm bảo tính kỷ luật, nguyên tắc, hài hòa trong cơ cấu hoạt động của tổ chức đó. Vậy quy chế là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

quy-che-la-gi-yeu-to-de-tao-nen-quy-che-1

Quy chế là gì?

Quy chế là một văn bản hoặc toàn thể các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Quy chế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

Quy chế được ban hành phải đảm bảo 3 yếu tố sau:

Tính hợp pháp:

Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật.

Tính thực tiễn:

Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể.

Tính hiệu quả:

Tạo hành lang pháp lý cho tổ chức, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức; khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

quy-che-la-gi-yeu-to-de-tao-nen-quy-che-2

Xem thêm thông tin việc làm tại Tân Uyên, Bình Dương

Những thuật ngữ trong quy phạm nội bộ doanh nghiệp

Để giải đáp được câu hỏi trên, chúng ta trước tiên cần hiểu rõ bản chất của từng thuật ngữ. Cụ thể như sau:

  • Quy chế là điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

Ví dụ như: Quy chế công ty Cổ phần, Quy chế công ty Trách nhiệm hữu hạn,…

  • Quy định là quy phạm định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật; điều lệ của doanh nghiệp, quy chế doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.

Ví dụ: Quy định lao động, Quy định khen thưởng,…

  • Quy trình là quy phạm đề cập đến trình tự các bước công việc, nguồn lực được sử dụng, trách nhiệm của các bộ phận/phòng ban trực thuộc; trách nhiệm của các cá nhân trong việc phối hợp để quản lý và thực hiện một hoạt động hay một công việc nào đó.

Ví dụ: Quy trình tuyển dụng nhân sự, Quy trình giải quyết chế độ BHXH,…

quy-che-la-gi-yeu-to-de-tao-nen-quy-che-3

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Bình Dương

Hi vọng với những chia sẽ trên của Sieunhanh.com các bạn có thể hiểu được phần nào về khái niệm quy chế là gì? Cũng như có thể phân biệt được 3 loại quy phạm nội bộ là Quy chế, Quy định và Quy trình. Từ đó có thể tự tin trong việc soạn thảo cũng như đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ xung các văn bản quy phạm nội bộ trong công ty.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png