Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Biểu mẫu Resume là gì? Nội dung của Resume, Các chú ý khi viết Remuse

Biểu mẫu

Resume là gì? Nội dung của Resume, Các chú ý khi viết Remuse

05-12-2019

Resume là gì? Đây có phải là cách gọi khác của CV hay không? Chắc hẳn sẽ là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn khi bắt tay vào làm hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ hai khái niệm này thì bạn sẽ rất dễ viết sai. Qua đó, sẽ gây ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

Resume là gì?

Resume là một bản tóm tắt về trình độ chuyên môn, những kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ xác định được ứng viên phù hợp cho công việc mà họ đang tìm kiếm và sẽ quyết định bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.

Để gây được ấn tượng đầu tiên, thông tin trong bộ hồ sơ xin việc cần được viết rõ ràng, súc tích, gọn gàng và có hệ thống với những nội dung liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

resume-la-gi-noi-dung-cua-resume-cac-chu-y-khi-viet-remuse-1

Nội dung chính của Resume bao gồm

Thông tin cá nhân

  • Họ tên.
  • Địa chỉ bạn đang sống.
  • Số điện thoại liên lạc (nên để thêm 01 số khác nếu có thể).
  • Địa chỉ Email (hãy dùng email sử dụng cho công việc, càng ngắn gọn và dễ nhớ càng tốt, nếu được bạn hãy cung cấp thêm 01 email khác dự phòng).
  • Quốc tịch và tình trạng lưu trú ( nếu được yêu cầu).

Trình độ học vấn

  • Thời gian học tập (tốt nhất là từ cấp 3 đến nay)
  • Các khóa học bổ trợ hoặc tu nghiệp thêm bên ngoài.
  • Chuyên ngành đào tạo.
  • Nơi đào tạo, giấy chứng nhận được cấp bởi bên nào?
  • Những thành tích bạn đã đạt được bao gồm: thành tích nghiên cứu khoa học, các thành tích cao trong cuộc thi cấp thành phố, cấp quốc gia, các thành tích đạt được từ hoạt động xã hội, chứng nhận kỹ năng mềm…

resume-la-gi-noi-dung-cua-resume-cac-chu-y-khi-viet-remuse-2

Kỹ năng và trình độ

  • Làm nổi bật những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc (có thể tham khảo trên thông tin tuyển dụng hoặc những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra).
  • Trình bày những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng mềm (ví dụ như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề).
  • Viết rõ những phần này ra theo từng dòng và nêu ra những dẫn chứng về các công việc mình đã từng làm với các kỹ năng mà mình có.

Kinh nghiệm làm việc

  • Khoảng thời gian bạn đã làm việc.
  • Tên doanh nghiệp bạn đã từng làm.
  • Vị trí công việc
  • Những công tác cụ thể bạn từng đảm nhiệm

Những hoạt động cộng đồng

  • Thời gian bạn tham gia.
  • Tên hoạt động – Tên tổ chức bạn tham gia
  • Kết quả đạt được: Bạn đã kêu gọi quỹ được bao nhiêu, bạn quyên góp được bao nhiêu phần quà…

Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

  • Các chứng nhận, bằng đại học hoặc các khóa nghề nghiệp khác.
  • Thời gian đào tạo.
  • Tên khóa học, Nội dung khóa học và Tổ chức đào tạo, Tổ chức cấp chứng nhận.

Thành tích đạt được

  • Các giải thưởng, thành tích nghiên cứu cá nhân.
  • Học bổng (nếu có)

Sở thích

Bạn nên trình bày mục này dưới dạng liệt kê thông tin và chỉ dành một khoảng ngắn cho mục này. Việc liệt kê các sở thích cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn, xem xét về độ phù hợp với văn hóa công ty và các hoạt động ngoại khóa tại công ty.

Phân biệt Resume với CV

Điểm chung Resumer

Về mặt cơ bản, cả hai đều là bản sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt được, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác để nhà tuyển dụng hoặc ban cấp học bổng có thể đánh giá sơ lược năng lực của ứng viên trước khi quyết định mời họ tham dự buổi phỏng vấn.

Resume khác CV chỗ nào

resume-la-gi-noi-dung-cua-resume-cac-chu-y-khi-viet-remuse-3

Từ cái tên

  • CV là chữ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là « course of life ».
  • Resume hoặc résumé lại là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và có nghĩa trong tiếng Anh là « summary ».

Khác nhau về độ dài nội dung

  • Đối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn.
  • Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình.

Khác nhau về mục đích

  • CV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào.
  • Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.

Các chú ý khi viết Resume

Nội dung ngắn gọn, xúc tích nên chỉ vừa vặn trong một trang giấy (tối đa là trang thứ 2). Bạn ưu tiên liệt kê các thông tin quan trọng trong trang đầu tiên. Ví dụ khi bạn liệt kê các nơi đã từng làm việc thì bạn nên ưu tiên nơi bạn làm nhân viên chính thức, chỗ làm uy tín…

Resume được trình bày đẹp mắt sẽ giúp thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng. Bạn có thể in đậm hoặc tô nghiêng các ý quan trọng mà bạn muốn nhấn mạnh, tuy nhiên tránh lạm dụng quá mức vì như thế sẽ gây cho Resume của bạn cảm giác nhiều chữ, làm hoa mắt người đọc. Ngoài ra, chữ viết cũng phải ngay hàng thẳng lối bạn nhé.

Hãy chú ý văn phạm và lỗi chính tả. Bạn nên kiểm tra 2 – 3 lần để chắc chắn là Resume của mình không có một lỗi chính tả nào; nên sử dụng từ ngữ trong sáng, dễ hiểu; tránh những từ viết tắt, không dùng tiếng lóng và cần phân biệt giữa từ chỉ người và từ chỉ vật… Nếu bạn viết Resume bằng tiếng Anh thì nên cẩn thận kiểm tra lại cả cấu trúc câu. (Một mẹo dành cho bạn, đó là bạn có thể nhờ một người khác đọc thử trước khi gởi).

resume-la-gi-noi-dung-cua-resume-cac-chu-y-khi-viet-remuse-4

Khi trình bày thông tin trong Resume, bạn nên nhấn mạnh về kinh nghiệm thực tế, những kỹ năng mềm trước. Bên cạnh đó, bạn hãy tóm tắt các điểm mạnh, thành tích, kinh nghiệm liên quan đến công việc đang ứng tuyển mà bạn có. Chúng không chỉ giúp Resume của bạn ngắn ngọn, xúc tích nhất mà còn là cách cung cấp thông tin trực diện đến những nhu cầu mà nhà tuyển dụng quan tâm, tìm kiếm.

Với thông tin cá nhân bạn cũng nên liệt kệ một cách ngắn gọn nhất hoặc bạn có thể sử dụng một Cover Letter kèm theo để giới thiệu phần thông tin này.

Thông tin tham khảo: đây cũng là một trong những phần cần thiết của Resume. Bạn nên đưa thông tin người tham khảo chính xác, đáng tin cậy nhất cũng như trình bày giới thiệu với lời lẽ trân trọng, xúc tích nhất.

Hi vọng qua những chia sẻ của Sieunhanh.com bạn đã hiểu Resume là gì và đã hiểu được sự khác nhau giữa Resume và CV. Dù là bạn chọn Resume hay CV thì cũng nhớ chuẩn bị cho thật tốt nhé, chúng sẽ cách cửa mở ra cho bạn đến gần hơn với việc làm mà bạn mong muốn đấy!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png