Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhất

Kinh nghiệm làm việc

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhất

09-12-2019

Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn xin việc, chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,...  cũng như xem thêm về gợi ý kỹ năng và cách trả lời phỏng vấn xin việc đạt hiệu quả cao mà Sieunhanh.com chia sẻ dưới đây.

tong-hop-cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-phong-van-nhat-1

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc phải làm thế nào?, đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.

Ngoài ra, để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:

  • Họ và tên.
  • Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.
  • Chuyên môn.
  • Sở trường và sở thích.
  • Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.

Câu hỏi 2: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”

Mục đích của nhà tuyển dụng không phải muốn nghe bạn hạch sách sếp, đồng nghiệp và công ty cũ. Trái lại, điều này còn khiến bạn rớt ngay lập tức vì bạn đã khiến nhà tuyển dụng lung lay niềm tin: “Liệu sau này anh/cô ấy nghỉ, công ty chúng ta sẽ trở thành “mục tiêu” tiếp theo trong danh sách kể tội công sở?”

Dù “vết sẹo” với công ty cũ của bạn có hằn sâu đến đâu, cũng hãy trả lời một cách thật khéo léo, tinh tế. Một câu trả lời khác nghe “hợp lòng, hợp dạ” hơn chính là: “Bản thân muốn tìm một cơ hội mới để phát triển kỹ năng và bản thân của mình”.

Câu hỏi 3: “Vì sao bạn lại muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”

Hơn 90% ứng viên đều bị “gạch tên” ngay khỏi danh sách vì những câu trả lời: “Vì em thích”, “Vì em có người quen giới thiệu” hoặc “Vì em đang cần một việc làm”. Những câu trả lời cảm tính cũng sẽ nhận được những kết quả không được tốt.

Nhà tuyển dụng cần những người giúp họ cùng phát triển công việc kinh doanh dựa trên năng lực và mục tiêu. Vì thế, hãy đưa ra những câu trả lời giúp bạn và họ “tìm được điểm chung nhất”, dựa trên các khía cạnh về yếu tố tính cách con người, văn hoá công sở, phạm vi công việc, cơ hội phát triển,v.v

Câu hỏi 4:  “Nếu phải làm thêm giờ, bạn sẽ phản ứng như thế nào?”

Các ứng viên thường tỏ ra yếu mềm trước những câu hỏi này mà đưa ra những câu trả lời đầy nhiệt huyết, phấn đấu hết mình như “Tôi sẵn sàng”. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn. Họ đã cho bạn một cơ hội để thể hiện quyền lao động và quyền mưu cầu cân bằng cuộc sống – công việc đấy! Hãy tận dụng điều đó và thể hiện cho nhà tuyển dụng chính kiến của bạn bằng một vài cách trả lời sau:

  • “Tôi không bận tâm việc làm thêm giờ, miễn là nó không ảnh hưởng đến quá nhiều cuộc sống cá nhân của tôi”
  • “Nếu phải làm thêm giờ, tôi sẽ xem liệu việc đó có cấp thiết không trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình”
  • “Công ty có chính sách hỗ trợ cho việc làm thêm giờ không, cụ thể là như thế nào?”

Câu hỏi 5:  “Bạn nhìn thấy mình trong 5 năm tới sẽ như thế nào?”

Câu hỏi phỏng vấn quan trọng nhất, cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá về tầm nhìn và năng lực cầu tiến của ứng viên. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Câu hỏi 6: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Ở các công ty khởi nghiệp, bạn cũng có thể nhận được câu hỏi tương tự như “Có sẵn sàng để nhận các lợi ích khác hay cổ phần để đổi lấy việc nhận mức lương thấp hơn không?”

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên thực hiện một số nghiên cứu để tìm ra mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của bạn và có một con số trong đầu trước khi phỏng vấn. Bạn cũng nên có một lời giải thích rõ ràng và thuyết phục cho lý do tại sao bạn xứng đáng với mức lương đề nghị đó.

Câu hỏi 7: Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Câu hỏi này cũng tương tự như “Điều gì khiến bạn đặc biệt hơn các ứng viên khác?” hay “Tại sao chúng tôi cần bạn?”. Làm sao để trả lời? Thông qua việc tìm hiểu công ty trước đó và thậm chí qua trao đổi trong buổi phỏng vấn hiện tại, bạn cần nắm bắt được vấn đề khó khăn mà công ty đang gặp phải là gì. Câu trả lời của bạn nên tập trung vào cách bạn có đủ điều kiện duy nhất để giúp họ giải quyết những vấn đề đó.

Câu hỏi 8: Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?

Một câu hỏi thú vị nhưng nếu không cẩn thận, câu trả lời có thể khiến bạn trông thật xấu xí. Có lẽ bạn biết rằng bản thân rất ít khi đúng giờ hoặc không thích làm việc nhóm nhưng đây không phải là lúc để nói về những điều này. Cách trả lời nên có là tập trung vào điều bạn muốn làm thay vì những việc bạn làm kém. Bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết rằng mình đang cố gắng cải thiện kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian, lên kế hoạch công việc hay kỹ năng ra quyết định… Một câu trả lời thành thật nhưng mang ý nghĩa tích cực và cho thấy sự cố gắng trau dồi bản thân sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 9: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.

Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,...

tong-hop-cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-phong-van-nhat-3

Trên đây là bộ những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi xin việc, được các công ty sử dụng nhiều và thường đặt ra với các ứng viên, cũng như những chia sẻ về kỹ năng cách trả lời phỏng vấn, cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và biết cách phải làm thế nào để có công việc yêu thích. Tham khảo nhiều chuyên mục mới trên Sieunhanh.com mỗi ngày nhé!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png