Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Cơ cấu tổ chức là gì? Các yếu tố của cơ cấu tổ chức

Kinh nghiệm làm việc

Cơ cấu tổ chức là gì? Các yếu tố của cơ cấu tổ chức

29-04-2020

Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Các yếu tố của cơ cấu tổ chức là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

co-cau-to-chuc-la-gi-cac-yeu-to-cua-co-cau-to-chuc-1

Cơ cấu tổ chức là gì?

“Cơ cấu tổ chức là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.” 

Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, bằng cách: 

Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động. 

Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến.

Cho phép nhân viên biết được những điều đang kỳ vọng ở họ thông qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc. 

Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 2, TP.HCM

Các yếu tố của một cơ cấu tổ chức

Chuyên môn hóa

Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân, nhóm đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.

  • Đứng đầu các bộ phận chuyên môn hóa là các nhà quản trị chức năng, họ thường giám sát một bộ phận riêng biệt như: marketing, kế toán, nguồn nhân lực,…
  • Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động và giúp cho người quản lý quản lý công việc được chặt chẽ.

Bộ phận hóa

Tổ chức thành từng nhóm lao động đảm nhận các công việc khác nhau

  • Quy mô doanh nghiệp thường lớn
  • Mục đích: đảm bảo sự điều phối và kiểm soát một cách hiệu quả
  • Khi quyết định bộ phận hóa phải: quyết định đến mô hình giám sát, cung cấp nguồn vốn cho mỗi bộ phận, có tác dụng thúc đẩy việc phối hợp tốt hơn trong hoạt động.

Tiêu chuẩn hóa

Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm trong quá trình thực hiện công việc của họ

  • Cho phép các nhà quản trị đo lường sự thực hiện của nhân viên dựa vào các mục tiêu đã được thiết lập
  • Ví dụ: Các bản mô tả công việc, các mẫu đơn xin việc

co-cau-to-chuc-la-gi-cac-yeu-to-cua-co-cau-to-chuc-2

Quyền hạn

Cơ bản là quyền ra quyết định và hành động

  • Những tổ chức khác nhau sẽ phân quyền hành khác nhau
  • Trong tổ chức tập trung, các nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định và truyền thông cho các nhà quản trị cấp dưới.
  • Trong tổ chức phi tập trung, các quyết định là của nhà quản trị cấp thấp và các nhân viên làm việc trong nhóm.
  • Việc phân bổ quyền lực gắn liền với việc giao quyền

Phạm vi kiểm soát

Số nhân viên dưới quyền của một giám sát viên

  • Số nhân viên ít: tầm kiểm soát hẹp
  • Số nhân viên nhiều: tầm kiểm soát rộng
  • Khi chọn phạm vi kiểm soát phải chú ý: tính tương tự của công việc, đào tạo và chuyên nghiệp hóa, sự ổn định của công việc, sự thường xuyên tác động qua lại, sự hợp nhất công việc, sự phân tán nhân viên.

Phối hợp

Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các nhóm và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.

  • Các hoạt động được điều khiển một cách nhịp nhàng, liên kết với nhau.
  • Ở một số tổ chức, sự phối hợp dựa trên các quy tắc được viết sẵn. Một số tổ chức khác, sự phối hợp dựa trên tinh thần tự nguyện, sự nhạy cảm.

Cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có:

  • Hội đồng thành viên,
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên,
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Ban kiểm soát (Bắt buộc nếu công ty có hơn 11 thành viên)
  • Nếu công ty có dưới 11 thành viên thì có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc không thành lập Ban kiểm soát, phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Tham khảo Điều 55, Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Tham khảo Khoản 1, Điều 78, Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Tham khảo quy định Khoản 1, Điều 134, Luật doanh nghiệp 2014.

co-cau-to-chuc-la-gi-cac-yeu-to-cua-co-cau-to-chuc-3

Công ty hợp danh.

Công ty hợp danh được tổ chức theo mô hình bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm nhiệm giám đốc và tổng giám đốc.

Doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo Khoản 2, Điều 185, Luật doanh nghiệp 2015.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận Thủ Đức, TP.HCM

Với những thông tin trên của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã biết được về cơ cấu tổ chức cũng như các yếu tố của cơ cấu tổ chức. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png