Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements)

Kinh nghiệm làm việc

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements)

05-05-2020

Vốn lưu động là một trong những phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nhu cầu vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của nhu cầu vốn lưu động. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

nhu-cau-von-luu-dong-working-capital-requirements-1

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements)

Nhu cầu vốn lưu động ròng là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.

Công thức

nhu-cau-von-luu-dong-working-capital-requirements-2

Trong đó:

Tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.

Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như khoản nợ người bán, người mua, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác, không bao gồm các khoản vay ngắn hạn.

Xem thêm thông tin việc làm tại Củ Chi, TP.HCM

Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Nhằm quản lý vốn lưu động tốt, cần phải có sự phân loại vốn lưu động. Chúng ta có thể phân loại vốn lưu động theo các cách chủ yếu sau:

Phân loại VLĐ theo vai trò

Theo cách này, vốn lưu động được chia thành:

  • Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ như vốn nguyên vật liệu, vốn phụ tùng, công cụ, dụng cụ nhỏ…
  • Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...
  • Vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn.

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thẻ bố trí cơ cấu vốn hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục và nhịp nhàng.

nhu-cau-von-luu-dong-working-capital-requirements-3

Phân loại VLĐ theo hình thái biểu hiện

Theo cách này, vốn lưu động có thể chia thành:

  • Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
  • Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…

Cách phân loại này giúp cho việc đánh giá mức dự trữ tôn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động > 0 nghĩa là doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

Nhu cầu vốn lưu động < 0 nghĩa là trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba nhiều hơn nhu cầu vốn ngắn hạn.

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 11, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu nhu cầu vốn lưu động là gì rồi đúng không nào. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc của mình

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png