Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm làm việc QC là gì? Công việc của QC

Kinh nghiệm làm việc

QC là gì? Công việc của QC

16-12-2019

Bất kì một sản phẩm nào trước khi được sản xuất và bày bán rộng rãi trên thị trường cũng đều phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt. Đó chính là nhiệm vụ của bộ phận QC. Vậy QC là gì? Công việc của QC là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về QC

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-1

QC là gì?

Khái niệm QC là gì có lẽ không phải bạn nào cũng nắm được. QC là tên viết tắt của Quality Control trong tiếng Anh có nghĩa là kiểm tra chất lượng.

QC là một phần trong quy trình quản lý chất lượng, bao gồm những công việc liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng các sản phẩm, các mặt hàng trước khi nó được đóng gói, cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-2

Công việc này được tiến hành xen kẽ với các công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu  ra đối với các sản phẩm là tốt nhất.

Ngày nay, việc đánh giá quy trình sản xuất đơn giản hơn rất nhiều nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại, không chỉ trong quá trình kiểm tra mà ngay cả trong công đoạn sản xuất để hạn chế những sai sót xảy ra một cách tối thiểu.

Công việc của nhân viên QC

Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào

  • Lập bảng thống kê về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, phân loại nguyên vật liệu theo chất lượng rồi báo cáo cho quản đốc.
  • Được quyền đình chỉ nguồn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất nếu phát hiện những yếu tố kém chất lượng và báo cáo để quản đốc xử lý.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất đi

  • Thực hiện công việc kiểm tra lô hàng hóa xuất đi, đóng dấu PASS và ký tên xác nhận.
  • Được quyền đình chỉ lô hàng hóa xuất đi nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng và báo cáo để quản đốc xử lý.

Kiểm soát quy trình sản xuất

  • Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất.
  • Phân loại những thành phẩm lỗi kỹ thuật và yêu cầu công nhân chỉnh sửa
  • Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất
  • Phát hiện kịp thời những sự cố trong quá trình sản xuất và tìm ra nguyên nhân
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để tìm cách khắc phục hậu quả
  • Trong trường hợp không xử lý được phải báo cáo lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-3

Các công việc khác

  • Giám sát công đoạn bảo quản hàng hóa đúng quy trình, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Giám sát nguồn nguyên liệu nhập để tránh hao hụt
  • Được quyền lập biên bản xử lý công nhân phạm lỗi nghiêm trọng về kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • Đào tạo nghiệp vụ cho công nhân mới
  • Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ của QC

  • Tìm hiểu hệ thống, phân tích mô tả hệ thống, thiết kế test key và thực hiện việc kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
  • Lên kế hoạch kiểm thử, thực thi quy trình mà PQA đề ra.
  • Nghiên cứu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo chất lượng của sản phẩm
  • Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả test.

Vai trò của một nhân viên QC

  • Là bộ lọc của quá trình sản xuất: Nhân viên QC cần phân tích và lựa chọn nguyên liệu ngay ở bước đầu vào của quá trình sản xuất, sau đó lại lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân, kịp thời sửa chữa và cuối cùng là chọn lọc các sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn.
  • Người phân tích: Khi phát hiện ra một lỗi trong quy trình sản xuất, đầu tiên nhân viên QC phải tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi đó, phân tích một cách toàn diện tại sao lại xảy ra sai sót, báo cáo các kết quả điều tra và yêu cầu sửa chữa.
  • Người hiểu thấu sản phẩm: QC là những người làm việc trực tiếp với khách hàng về chất lượng sản phẩm và là người đàm phán nghiên cứu về sản phẩm. Yêu cầu cơ bản để trở thành QC.

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-4

Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QC

Kỹ năng giám sát

Trong doanh nghiệp, nhân viên QC đảm nhiệm công việc kiểm soát từng giai đoạn của hoạt động sản xuất: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra. Kỹ năng giám sát là kỹ năng bắt buộc đối với một nhân viên QC. 

Nếu nhân viên QC có kỹ năng giám sát tốt thì họ mới có thể nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, khuyết tật của sản phẩm và kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Ngược lại, nếu kỹ năng giám sát của nhân viên QC không tốt thì họ sẽ không phát hiện được những lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt người khách hàng và đối tác.

Kỹ năng quản lý

Đây là một kỹ năng quan trọng của nhân viên QC.Tùy vào quy mô của công ty mà mức độ yêu cầu kỹ năng này cũng có sự khác nhau. Kỹ năng này thể hiện ở việc quản lý năng suất lao động, thời gian lao động và các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ hiểu được năng suất của từng chuyền công nhân để tổ chức phân phối, huy động công nhân để đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Khi kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC sẽ luôn hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao ở mức độ hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng xử lý sự cố nhanh

Trong quá trình sản xuất rất khó để tránh được mọi rủi ro và sai sót vì có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Nhân viên QC phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho các tình huống như: nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất lỗi kỹ thuật, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong chuỗi cung ứng,... Và với mọi rủi ro xảy ra, nhân viên QC phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén.

Ngay khi phát hiện ra những vấn đề này, nhân QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Lòng kiên nhẫn

Do tính chất công việc nên nhân QC đòi hỏi đức tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm được điều đó thì lòng kiên nhẫn là không thể thiếu được. Việc bạn vội vã ở bất kì một công đoạn sản xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, “sai một ly, đi một dặm”.

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-5

Không ngừng học hỏi

Những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là thiết bị công nghệ, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một nhân viên QC cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để không bị lạc hậu. Đương nhiên, bạn càng biết nhiều về công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của bạn trong công ty ngày càng được nâng lên.

Những khó khăn khi làm QC

  • Ở những công ty có quy mô nhỏ, nhân viên QC không có môi trường để phát triển, họ sẽ phải chờ ứng dụng ra rồi test theo sự rập khuôn của khách hàng.
  • Vị trí QC chưa được chú trọng đào tạo bài bản mà phải tự học hỏi nhiều.
  • Ở các trường Đại học hiện nay có chuyên ngành ngôn ngữ lập trình nhưng chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về testing hay quality control.
  • Khái niệm “quality control” đang còn khá mơ hồ. Nhiều bạn nhân viên QC chỉ nghĩ công việc của mình là test dựa trên yêu cầu đặc tả của khách hàng mà không nghĩ rằng trong phần yêu cầu đặc tả này vẫn còn tồn tại những sai sót. 

qc-la-gi-cong-viec-cua-qc-6

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên của Sieunhanh.com đã cung cấp được cho các bạn những thông tin hữu ích về công việc của một QC và những kỹ năng cần có của QC.Chúc các bạn một ngày làm việc thật tốt!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png