Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Phong Thủy Trồng cây lộc vừng trước nhà có hợp phong thủy không?

Phong Thủy

Trồng cây lộc vừng trước nhà có hợp phong thủy không?

04-02-2020

Người phương Đông thường rất coi trọng vấn đề phong thủy trong thiết kế nhà ở, đặc biệt là việc có nên trồng các loại cây để hút vượng khí vào nhà hay không cũng được các gia chủ cân nhắc rất kĩ lưỡng. Vậy liệu rằng trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không? Hãy cùng Sieunhanh.com tìm hiểu vấn đề này nhé!

trong-cay-loc-vung-truoc-nha-co-hop-phong-thuy-khong-1

1. Tìm hiểu về cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây bóng mát có tên khoa học là Barringtonia acutangula (L.) Gaertn thuộc họ Lecythidaceae. Chính bởi là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý “sanh, sung, tùng, lộc” mà được người chơi cây cảnh ca tụng.

Ngoài ra còn nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh “ cây vạn tuế ứng với thọ, cây lộc vừng ứng với lộc, cây sung ứng với sung túc” nên được nhiều người ưa thích, muốn có và được đưa vào tạo cảnh quan trong sân vườn, biệt thự, bệnh viện, trường học, khu đô thì, khu sinh vật cảnh…

  • Đây là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ cao. Mọc hoang ở rừng thưa, nhiều ở thượng nguồn sông Hương, sông Cả, sông Mã và ven các bờ sông, vùng trung du. Ngày nay lộc vững có mặt phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới.
  • Là cây thuộc họ cây gỗ xù xì, tán rộng, mát, có màu nâu cao trung bình từ 8 đến 12 mét, có nhiều cành. Lá hình xoan, thon hẹp ở gốc, tù hoặc hơi có mũi ở đầu, có răng cưa nhỏ ở hai bên mép lá, dài từ 9 đến 12 cm, rộng từ 4 đến 6m, màu hơi nhạt, có màu đỏ ở cuống lá.
  • Hoa mọc thành chùm bông, mảnh, màu đỏ, nhiều, có mùi hương, có chiều dài thường trên 40 cm, thường nở vào khoảng 7. Quả có vào tháng 9, màu xanh, hình bầu dục. mọc đơn độc so le nhau, dài khoảng 3cm, dày 2cm, có đường gân 4 cạnh.
  • Lá và chồi non có vị chát thường được ăn kèm với các loại rau và thức ăn khác. Vỏ lộc vừng có tác dụng se và hạ nhiệt chữa bênh đau bụng, hạ sốt, đau răng tiêu chảy, tri các vết cắn vết thương do côn trùng độc cắn; quả có vị se. Gỗ có tính cầm máu, rễ đắng để giải khát, giải nhiệt.
  • Giống cây lộc vừng được trồng với 2 phương pháp đó là phương pháp hữu tính tức là từ hạt chín cây và phương pháp vô tính bằng chiết vào thời tiết nóng ẩm lúc cây thu nhựa hay giâm vào mùa hanh lanh khi lá rụng và chồi chưa lộ.
  • Vào tháng 5, 6 dương lịch mỗi năm khi các chồi xuân bắt đầu phát triển thì phương pháp chiếc cành là vô cùng hiệu quả nhất. Nên chọn những cành khỏe, lộ sáng giữa thân, có vỏ dày, sinh lý phát triển bình thường, sức đề kháng cao. Sau khi bó bầu bằng đất bùn phần cành đã bóc vỏ, cạo sạch tơ, ráo nhựa từ 7 đến 10 ngày trước đó đã hình thành mô sẹo kích thích ra rễ mới bằng những hỗn hợp như trấu, rơm, rễ béo tây ủ ẩm.

trong-cay-loc-vung-truoc-nha-co-hop-phong-thuy-khong-2

2. Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy

Cây Lộc vừng đẹp từ hình dáng đời thường tới phong thủy. Đặc biệt hoa chùm dây đẹp, chuỗi dài từ 6 – 30cm chăm sóc tốt có thể dài tới 70cm rũ xuống nhìn rất thơ mộng dễ tạo dáng thế.

  • Lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ bé nhưng số lượng rất nhiều, ghép lại lộc vừng mang ngụ ý cho sự hưng thịnh ổn định, lộc lá dồi dào.
  • Cây lộc vừng tương đối dễ trồng, có thể trồng từ nhánh của thân cây mẹ, tuổi đời của lộc vừng có thể lên đến hàng trăm năm tuổi. Lộc vừng càng già càng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, bởi theo người phương Đông quan niệm, lộc vừng là nơi tích tụ khí nhiều nhất, càng sống lâu, thì lượng khí trong cây càng nhiều. Chính vì thế mà những cây lộc vừng cổ thụ thường có giá bán rất cao, người ta tin rằng khi mua lại những cây này thì tài lộc của gia chủ cũ sẽ hướng về nhà mình.
  • Lộc vừng được xếp trong hàng tứ quý gồm : sanh-sung-tùng-lộc, trong đó sang tượng trưng cho sinh sôi nảy nở ( cây cau ), sung biểu tượng cho sự sung túc ( cây sung ), tùng là biểu hiện cho sức khỏe, sự mạnh mẽ ( cây tùng ), còn lộc là tài lộc, thịnh vượng. Tuy rằng chỉ là những quan niệm rất đơn giản của người Việt về phong thủy, nhưng chỉ cần con người tin vào điều đó, và tâm trí được thanh thản thì ắt mọi việc đều sẽ trở nên suôn sẻ.

trong-cay-loc-vung-truoc-nha-co-hop-phong-thuy-khong-3

3. Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không ?

Cũng vì lí do tin tưởng vào phong thủy mà người dân Việt Nam rất thích chơi cây cảnh, vừa tạo không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên cho ngôi nhà, vừa mang lại may mắn, bình yên cho gia chủ. Lộc vừng là sự lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy tốt, đồng thời có rất nhiều kiểu dáng khác nhau từ cây kiểng nhỏ đến cây lớn đại thụ tùy thuộc vào diện tích vị trí đặt cây.

Nhiều lời khuyên cho rằng nên trồng lộc vừng trước cửa nhà. Bởi cửa nhà là cửa chính đón các loại khí quy tụ tại đây, có cả vượng khí và âm khí. Và để át đi âm khí đó mà người ta thường hay đặt nhiều đồ vật hoặc cây cảnh mang khí dương. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho sự may mắn và hỷ sự.

Một năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần duy nhất vào mùa hè, hơn nữa thời gian ra hoa cũng vô cùng ngắn chỉ từ 10-15 ngày là đỏ rực cả cây. Các gia đình thường tận dụng thời gian lộc vừng ra hoa để phát triển công việc làm ăn, đặc biệt là với những người làm kinh doanh lớn. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm tiềm thức của người dân, họ tin rằng khi lộc vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng ắt được như ý.

Đừng bỏ lỡ>>> Bất động sản Thuận An, Bình Dương mới nhất

4. Lưu ý khi trồng cây lộc vừng trước nhà

trong-cay-loc-vung-truoc-nha-co-hop-phong-thuy-khong-4

4.1 Không trồng duy nhất một cây

Với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương cho căn nhà, các gia đình không nên chỉ trồng duy nhất một cây lộc vừng. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng một cây cổ thụ không những không làm tăng vượng khí mà ngược lại nó còn hút dương khí của căn nhà. Nhưng nếu các bạn trồng thêm 2-3 cây cổ thụ hoặc cây kiểng khác kết hợp với nhau sẽ làm dung hòa nguồn năng lượng ẩn bên trong, đồng thời cũng là để kiêng việc ”không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

4.2 Lựa chọn không gian thoáng đãng

Cổng nhà ở Thủ Dầu Một, Bình Dương vốn dĩ được coi là nơi rất quan trọng, ở các thành phố lớn thì diện tích căn nhà không cho phép xây dựng cổng quá lớn, đồng thời diện tích sân từ đó cũng bị hạn chế. Lời khuyên đó là các gia đình diện tích sân nhỏ, khuất và kín thì không nên trồng cổ thụ hoặc cây kiểng trước cửa nhà làm chắn lối đi. Điều này ảnh hưởng đến sự suy thịnh của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn của Sieunhanh.com về việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không và ý nghĩa thực sự phía sau loại cây độc đáo này. Hy vọng sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc về vấn đề các bạn quan tâm. Nếu thông tin này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ với những người xung quanh mình nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png