Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Biểu mẫu Ý nghĩa của bảng chấm công. Cách ghi bảng chấm công

Biểu mẫu

Ý nghĩa của bảng chấm công. Cách ghi bảng chấm công

16-12-2019

Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, … để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Cùng Sieunhanh.com tham khảo ý nghĩa của bảng chấm công cách điền bảng chấm công 

Ý nghĩa của Bảng chấm công

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH,… để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, qua đó làm cơ sở để trả lương.

Đối với một số mô hình doanh nghiệp, chấm công không quá quan trọng nhưng để xây dựng doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài thì chấm công là rất cần thiết.

Trách nhiệm chấm công

Mỗi phòng, ban, bộ phận,… đều có trách nhiệm chấm công hàng tháng cho từng nhân viên của mình.

Bảng chấm công 01 bản được lưu tại chính phòng, ban, bộ phận đó và 01 bản gửi tới bộ phận kế toán của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 (tức là từ ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.

Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Hướng dẫn điền Bảng chấm công 2019

Phương pháp chấm công

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để thực hiện phương pháp chấm công thích hợp và hiệu quả.

Lưu ý

Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Lao động A dự hội nghị 5 tiếng, làm việc tại đơn vị 3 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước.

Ví dụ: Lao động B dự hội nghị 4 tiếng, làm việc tại đơn vị 4 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và tối đa 31 ngày tùy theo tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần. Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình.

Người lao động làm việc tại đơn vị đủ thời gian theo hợp đồng lao động, nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính là 01 công và đánh dấu “x” vào ngày đó.

y-nghia-cua-bang-cham-cong-cach-ghi-bang-cham-cong-1

Các trường hợp khác đánh dấu theo ký hiệu tương ứng.

Tổng hợp công theo tháng (Từ cột 35 - cột 39):

  • SP: Tổng số công làm việc trong tháng của người lao động;
  • P: Tổng số ngày người lao động nghỉ phép trong tháng;
  • L: Tổng số ngày nghỉ lễ trong tháng theo quy định của Nhà nước (ban gồm ngày nghỉ chính thức và ngày nghỉ bù);
  • Ô: Tổng số ngày người lao động nghỉ ốm trong tháng (nếu có);
  • CĐ: Tổng số ngày người lao động nghỉ hưởng chế độ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ không hưởng lương, lao động nghĩa vụ,…)

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan (Đơn xin nghỉ mát, Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu.

Bộ phận kế toán xây dựng bảng lương tháng trả cho người lao động và trình cùng Bảng chấm công này tới Giám đốc/Tổng Giám đốc ký phê duyệt.

Xem thêm 1000 việc làm tại Xuân Thới Thượng, Hooc Môn, TP.HCM

Mẫu bảng chấm công

y-nghia-cua-bang-cham-cong-cach-ghi-bang-cham-cong-2

y-nghia-cua-bang-cham-cong-cach-ghi-bang-cham-cong-3

Sieunhanh.com vừa chia sẻ với bạn về bảng chấm công đơn giản chi tiết nhất. Tùy thuộc vào điều kiện của đơn vị mình mà độc giả có thể bổ sung một số ký hiệu, chế độ phù hợp, hữu ích cho mục đích quản lý của mình.

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png