Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Mẹo Vặt Trong Nhà Tủ lạnh Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tủ lạnh đơn giản đúng cách tiết kiệm điện nhất

Mẹo Vặt Trong Nhà

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tủ lạnh đơn giản đúng cách tiết kiệm điện nhất

07-10-2019

Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng thiết yếu trong mỗi gia đình, hoạt động hầu như không ngưng nghĩ. Nếu là người tiêu dùng thông minh, bạn nên biết cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và khoa học nhất. Một số mẹo nhỏSieunhanh.com chia sẻ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ cho tủ lạnh gia đình mình nhé! Cùng tham khảo ngay nào!

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-2

Khi mới mua tủ lạnh về

Khi mới mua tủ lạnh về, chiếc tủ của bạn phải được vận chuyển một quãng đường dài, dễ gây tình trạng sốc điện nếu bạn cắm điện và dùng tủ ngay. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây khi mới mua tủ lạnh về:

  • Tìm vị trí thích hợp để đặt tủ lạnh, hạn chế việc di chuyển tủ nhiều lần.
  • Bề mặt đặt tủ lạnh phải chắc chắn, bằng phẳng để tủ được ổn định trong suốt quá trình sử dụng
  • Đặt tủ lạnh ổn định, không cắm điện trong ít nhất 2 giờ.
  • Sau 2 giờ, bạn cắm điện và để số nhỏ nhất cho tủ chạy không tải trong 24 giờ. Tức là, bạn sẽ không đặt thực phẩm hay bất cứ thứ gì vào tủ. Điều này nhằm đảm bảo tủ sẽ quen dần với chế độ làm việc, không đột ngột làm việc quá tải để làm lạnh một lượng lớn thực phẩm, gây hỏng tủ. Đồng thời cũng giúp thức ăn của bạn không bị ám mùi nhựa và lượng không khí không tốt bị thải ra từ chiếc tủ mới.
  • Sau mỗi 4 tiếng, bạn mở cửa tủ để hơi lạnh thoát ra mang theo mùi nhựa của tủ lạnh mới ra ngoài mang đến không khí tươi mới, sạch sẽ cho tủ.
  • Sau 24 giờ tủ chạy không tải, bạn dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ bề mặt bên trong tủ.
  • Bắt đầu cho thực phẩm vào tủ và sử dụng bình thường.

Trong quá trình sử dụng

1. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt

Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp.

Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có mặt trời chiếu sáng trực tiếp.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-3

2. Kiểm tra cửa hít

Sau một thời gian dài, các ron cao su ở cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh nhiều. Mẹo để kiểm tra: kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-4

3. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Mỗi lần khởi động lại, tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chui tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ thiết bị khác.

Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.

4. Hạn chế đóng/mở tủ lạnh

Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-5

5. Không để tủ lạnh quá trống hoặc quá nhiều

Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn thức uống sẽ làm lạnh nhanh hơn tủ lạnh trống. Nếu bạn không có nhiều đồ chứa trong tủ lạnh, có thể cho vào tủ vài chai nước.

Tuy nhiên nếu dự trữ thực phẩm quá nhiều sẽ ngăn chăn sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả hơn.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-6

6. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài. Nhiệt độ ở mức 5 tiêu hao rất nhiều năng lượng. Những ngày nóng, bạn nên tăng nhiệt độ ở mức 4. Ngược lại, những ngày lạnh bạn có thể điều chỉnh độ lạnh xuống mức 3.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-7

7. Cất giữ thực phẩm khoa học

Một cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả các bà nội trợ cần chú ý cất giữ các thứ bên trong thật ngăn nắp, tạo khe hở hợp lý để luồng khí lạnh lưu thông dễ dàng, hạn chế tiêu thụ điện. Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn. Cách bố trí thực phẩm ở các ngăn

- Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản), làm viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua.

- Ngăn mát tủ lạnh: Cánh cửa tủ (chỉ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt), kệ trên cùng (thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ), những kệ dưới (đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông), hộc tủ (được thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả).

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-8

8. Quét dọn phía sau tủ

Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.

9. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

Cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả đơn giản cần được thực hiện thường xuyên là vệ sinh tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Chúng ta cần vệ sinh 1 - 2 lần trong tháng hoặc bất cứ khi nào các ngăn bám bẩn. Lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng.

huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-tu-lanh-don-gian-dung-cach-tiet-kiem-dien-nhat-9

Đồng thời mỗi năm 1 lần, người dùng cần cho thợ điện lạnh chuyên nghiệp kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng.

Một số lưu ý trong quá trình tủ hoạt động

  • Một số người dùng thường cho rằng tủ bị lỗi khi tủ lạnh đã hoạt động được vài tiếng mà vẫn không thấy lạnh. Đừng quá lo lắng về vấn đề này. Vì là tủ lạnh mới, nên tủ sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định, sau 8 tiếng máy chạy không tải (không chứa thực phẩm) thì sẽ hoạt động bình thường.
  • Thời gian đông đá cho 1-2 khay đá viên là từ 2 đến 4 tiếng.
  • Đối với đá lon tủ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể, nếu bạn làm từ 5 lon đá trở nên thì phải để qua đêm từ 8 đến 10 tiếng mới đông cứng được.
  • Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tìm được kẻ hỡ để tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi.
  • Không để thực phẩm nóng vào tủ để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện đáng kể để cân bằng lại nhiệt độ lạnh cần thiết trong tủ.
  • Không đặt quá nhiều thức ăn vào tủ giúp tủ không làm việc quá tải. Giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ, dẫn đến ít tiêu tốn điện năng hơn.
  • Không mở tủ quá nhiều và quá lâu.
  • Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa. Vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn giúp tủ lạnh ít tiêu tốn điện năng hơn.

Việc mua sắm một chiếc tủ lạnh mới thì dễ, nhưng làm thế nào để dùng được lâu, tiết kiệm điện, không gây bệnh cho gia đình thì không đơn giản. Thông qua bài viết trên, Sieunhanh.com mong muốn bạn đọc tìm hiểu và biết cách sử dụng tủ lạnh sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Cùng đồng hành với Sieunhanh.com để khám phá thêm nhiều mẹo hay khác nhé!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png