Facebook Twitter Youtube
sieunhanh.com Kinh nghiệm xây nhà Móng băng là gì? Những thông tin cần thiết về móng băng

Kinh nghiệm xây nhà

Móng băng là gì? Những thông tin cần thiết về móng băng

22-02-2020

Móng nhà là một bộ phận chịu toàn bộ lực cho các thành phần bên trên căn nhà, mỗi công trình dù lớn hay nhỏ đều được xây dựng bằng một loại móng nhất định. Có một loại móng thích hợp với nhiều loại địa hình, nền đất và quy mô công trình là móng băng.  Đây là loại móng ngày nay được nhiều kỹ sư lựa chọn để thi công làm móng nhà nhất. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại móng này, hãy cùng Sieunhanh.com tham khảo một vài thông tin về móng băng ngay sau đây nhé!

mong-bang-la-gi-nhung-thong-tin-can-thiet-ve-mong-bang-1

1. Khái niệm móng băng

Móng băng là loại móng nằm phia dưới các cột, tường hay trụ trong kiến trúc công trình, thường có dạng một dải dài, có thể là một hàng dài song song hoặc giao nhau theo hình chữ thập, dùng chịu lực cho  tường hoặc cột. Các loại móng băng sử dụng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Tùy vào điều kiện kinh tế hay quy mô công trình nên lựa chọn 1 loại móng băng thích hợp nhất.

mong-bang-la-gi-nhung-thong-tin-can-thiet-ve-mong-bang-2

2. Cấu tạo móng băng

Móng băng có cấu tạo theo phương thì được chia thành 2 loại là:

  • Móng băng 1 phương: Là chỉ có 1 phương duy nhất theo chiều ngang hoặc chiều rộng của công trình giống như những đường thằng song song nhau. Khoảng cách giữa các đường tùy vào diện tích của ngôi nhà.
  • Móng băng 2 phương: gồm những đường móng có giao nhau như ô cờ trong bàn cờ.

Về cấu tạo theo độ cứng thì móng băng chia thành 3 loại là:

  • Móng băng cứng
  • Móng băng mềm
  • Móng băng kết hợp

Độ cứng ở đây là tùy thuộc vào vật liệu như thép, bê tông hay các loại cọc đóng phía dưới móng như cọc cừ tràm, cọc bạch đàn…

Một móng băng cơ bản gồm những phần sau đây:

  • Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
  • Đây chỉ là những kích thước và tiêu chuẩn cơ bản. Mọi người có thể linh hoạt độ dày hay loại thép để thích hợp với từng nền đất yếu hay cứng.

mong-bang-la-gi-nhung-thong-tin-can-thiet-ve-mong-bang-3

3. Ưu và nhược điểm của móng băng

Ưu điểm: Cũng như các loại móng khác, móng băng giúp cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, loại móng này còn có tác dụng giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng lượng công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên người ta hay dùng móng băng.

Nhược điểm: Chiều sâu của móng băng nhỏ nên tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
Người ta không dùng móng băng trên các nền đất có địa chất xấu, yếu, nhiều bùn hoặc không ổn định.

4. Quy trình thi công móng băng

Bước 1: giải phóng, san lấp mặt bằng và chuẩn bị vật liệu

  • Việc giản phóng và san lấp mặt bằng là khâu quan trọng giúp ta xác định được nhũng khu vực cần thiết để đóng cọc và tạo móng băng. Tùy công trình lớn hay nhỏ mà nên đào móng có độ sâu thích hợp, không nên đào quá sâu hay quá nông.
  • Về vật tư gồm thép, cát, xi măng, đá, cừ tràm, nên chuẩn bị đủ số lượng và tính toán chi phí cũng như kết hợp các vật liệu theo đúng tiêu chuẩn về móng băng trong xây dựng.

Bước 2: Chuẩn bị cốt thép

Việc chuẩn bị cốt thép là một trong những bước vô cùng quan trọng, phải tính toán thật chính xác đúng yêu cầu thiết kế của công trình theo tiêu chuẩn xây dựng với khố lượng tương ứng.

Cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông cần đảm bảo:

  • Bề mặt cốt thép phải sạch, không gỉ, không bám bẩn và dính bùn đất.
  • Các thanh thép cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng, có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các không được phép vượt quá giới hạn 2% đường kính.
  • Cốt thép phải được gia công, uốn và nắn thẳng, có độ dẻo dai. Nên sử dụng những loại thép có thương hiệu để đảm bảo chất lượng.

Bước 3: Đóng cốt pha

  • Cốt pha là 1 phần quan trọng khi bạn tiến hành đổ bê tông, nên chọn cốt pha còn nguyên vẹn, không bị mục nát, sử dụng đinh gia cố các các vị trí tiếp xúc.
  • Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ với độ dày ít nhất là 4cm nhằm làm giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông. Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định được cao độ.

Bước 4: Công tác đổ bê tông

Sau khi chuẩn bị xong phần cốt thép, đóng cốt pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong việc làm móng băng là tiến hành đổ bê tông.

Là khâu cuối cùng trong quy trình thi công móng băng, quyết định sự thành bại và hiệu suất, hiệu quả của công trình. Công tác đổ bê tông bắt buộc phải đạt quy chuẩn quy phạm về xây dựng nhà ở, các tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo bê tông được đổ đầy, chắc, không lẫn rác hay chất bẩn và trộn theo đúng quy cách. Đá, cát dùng để trộn bê tông phải được chọn lựa đúng kích cỡ hạt nhằm đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất và không có bong bóng trong lỗ rỗng bê tông thành phẩm.

mong-bang-la-gi-nhung-thong-tin-can-thiet-ve-mong-bang-4

5. Một số lưu ý khi thi công móng băng

  • Nền móng của ngôi nhà ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai là kết cấu được thiết kế nằm dưới cùng của ngôi nhà, nó có chức năng trực tiếp chịu toàn bộ tải trọng của công trình và đảm bảo cho công trình có thể chịu được sức ép trọng lực từ các tầng, lầu với khối lượng vô cùng lớn.
  • Móng nhà là một trong những công đoạn quan trọng nhất cần được lưu ý khi tiến hành xây nhà hoặc bất cứ một công trình nào khác khác. Móng có ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố quyết định cho sự kiên cố, bền vững, là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Mỗi thiết kế nhà khác nhau sẽ có từng loại móng nhà phù hợp riêng.
  • Khi xây dựng nhà ở, người ta thường dựa vào địa hình của đất, độ lún, hay độ cứng của đất mà lựa chọn loại móng nhà phù hợp. Vì thế, móng băng được lựa chọn xây dựng ở hầu hết các công trình, nhất là các công trình nhà phố
  • Trong thi công nhà phố, móng băng thường được thiết kế thành một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau để chống các cột và giúp tường đứng vững. Khi thi công móng băng, người ta thường đào móng quanh khuôn viên công trình, hoặc cũng có thể đào móng song song với nhau trong khuôn viên.
  • Khi địa chất đất công trình không ổn định, và không sử dụng được các loại móng khác, thì móng băng gạch hoặc móng băng bê tông cốt thép sẽ làm cho công trình dễ tiến hành thi công hơn.
  • Móng băng dưới cột được dùng khi công trình có tải trọng quá lớn, nếu dùng móng đơn thì nền đất ở Trảng Bom, Đồng Nai sẽ có không đủ khả năng để chịu lực, trong trường hợp này có thể sử dụng móng băng giao thoa để cân bằng độ lún theo hai hướng và tăng sức chịu tải của móng, giảm áp lực xuống dưới nền đất. Việc tính toán móng băng dưới cột có thể làm giống như tính toán dầm trên nền đàn hồi.

Như vậy trong bài viết trên, Sieunhanh.com đã đưa đến cho các bạn những thông tin liên quan đến móng băng và giúp các bạn hiểu rõ hơn móng băng là gì? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ tìm được thiết kế móng nhà phù hợp với mong muốn và điều kiện cho phép của nhà mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo nhé!

Facebook Twitter Youtube
back-to-top.png